1. Nội dung câu hỏi
Ở cây mía có những loại lục lạp nào? Phân tích chức năng của mỗi loại lục lạp đó trong quá trình cố định CO2? Vì sao người ta có thể chọn một trong ba phương pháp: xác định điểm bù CO2, giải phẫu lá, nhu cầu nước để phân biệt thực vật C3 và thực vật C4?
Phân tích đề:
- Số lượng và sự phân bố lục lạp ở thực vật C3 và C4.
- Đặc điểm để phân biệt thực vật C3 và C4?
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
3. Lời giải chi tiết
- Cây mía thuộc nhóm thực vật C4 nên có hai loại lục lạp:
+ Lục lạp ở tế bào mô giậu: có cấu trúc màng thylakoid rất phát triển với enzyme PEP – carboxylase cố định CO2 tạo OAA, dự trữ CO2.
+ Lục lạp ở tế bào bao bó mạch: có cấu trúc thylakoid kém phát triển, chứa nhiều hạt tinh bột, có enzyme RiDP – carboxylase cố định CO2 tạo sản phẩm quang hợp.
- Người ta có thể chọn một trong ba phương pháp trên vì:
+ Điểm bù CO2 của thực vật C3 và C4 khác nhau: C3 = 30–70 ppm; C4 = 0–10 ppm.
+ Nhu cầu nước của thực vật C3 và C4 khác nhau: thực vật C3 cần lượng nước gấp đôi thực vật C4.
+ Giải phẫu lá của cây C3 và cây C4 khác nhau: Lá cây C3 chỉ có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu, lá cây C4 có hai loại lục lạp: một loại ở tế bào mô giậu và một loại ở tế bào bao bó mạch.
Unit 2: Leisure time
Unit 13: Hobbies - Sở thích
Unit 11: Careers
Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học
Phần hai. Địa lí khu vực và quốc gia
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11