Từ tính chất của hàm số y = sinx là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π, hãy chứng minh rằng:
LG a
Hàm số $y = A\sin \left( {\omega x + \alpha } \right) + B$ ($A,B,\omega ,\alpha $ là những hằng số, $A\omega \ne 0$) là một hàm số tuần hoàn với chu kì ${{2\pi } \over {\left| \omega \right|}}$
Lời giải chi tiết:
Giả sử $A\sin \left( {\omega \left( {x + T} \right) + \alpha } \right) = A\sin \left( {\omega x + \alpha } \right)$ với mọi $x \in R$.
Đặt $\omega x + \alpha = u$ , ta được $\sin \left( {u + \omega T} \right) = \sin u$, với mọi số thực $u$ .
Vậy suy ra $\omega T = k2\pi $ , tức là $T = k{{2\pi } \over \omega },k$ nguyên.
Ngược lại dễ thấy rằng
$A\sin \left( {\omega \left( {x + k{{2\pi } \over \omega }} \right) + \alpha } \right) $$= A\sin \left( {\omega x + \alpha + k2\pi } \right)$
$= A\sin (\omega x + \alpha )$
Vậy số $T = {{2\pi } \over {\left| \omega \right|}}$ là số dương bé nhất thỏa mãn
$A\sin \left( {\omega \left( {x + T} \right) + \alpha } \right) = A\sin \left( {\omega x + \alpha } \right)$ với mọi $x \in R$.
(tức là $y = A\sin \left( {\omega x + \alpha } \right)$ là một hàm số tuần hoàn với chu kì ${{2\pi } \over {\left| \omega \right|}}$ ).
LG b
Hàm số $y = A\cos \left( {\omega x + \alpha } \right) + B$ ($A,B,\omega ,\alpha $ là những hằng số, $A\omega \ne 0$) là một hàm số tuần hoàn với chu kì ${{2\pi } \over {\left| \omega \right|}}$
Lời giải chi tiết:
T là số mà $A\cos \left( {\omega \left( {x + T} \right) + \alpha } \right) = A\cos \left( {\omega x + \alpha } \right)$, với mọi $x \in R$ thì
$\sin \left( {\omega \left( {x + T} \right) + \alpha + {\pi \over 2}} \right) $ $= \sin \left( {\omega x + \alpha + {\pi \over 2}} \right)$
Đặt $\omega x + \alpha + {\pi \over 2} = u$, ta được $\sin (u + \omega T) = \sin u$ với mọi $u$ , từ đó $\omega T = k2\pi $ tức là $T = k{{2\pi } \over \omega },k$ là số nguyên.
(Cách khác, $A\cos \left( {\omega \left( {x + T} \right) + \alpha } \right) = A\cos \left( {\omega x + \alpha } \right)$ với mọi $x$, thì khi lấy $x = - {\alpha \over \omega }$ , ta có $\cos \omega T = \cos 0 = 1$ , từ đó $\omega T = k2\pi $, tức $T = k{{2\pi } \over \omega },k$ là số nguyên).
Từ đó dễ thấy rằng $y = A\cos (\omega x + \alpha )$ là một hàm số tuần hoàn với chu kì ${{2\pi } \over {\left| \omega \right|}}$.
Chương 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chuyên đề 3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
Unit 8: Cties
Bài 12: Tiết 1: Khái quát về Ô-xtrây-li-a - Tập bản đồ Địa lí 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11