LG a
a) Phát biểu định nghĩa tích phân của hàm số \(f(x)\) trên một đoạn
Lời giải chi tiết:
Cho hàm số \(f(x)\) liên tục trên \([a, b]\).
Giả sử \(F(x)\) là một nguyên hàm của \(f(x)\) trên \([a, b]\).
Hiệu số \(F(b) – F(a)\) được gọi là tích phân từ \(a\) đến \(b\) (hay tích phân xác định trên đoạn \([a, b]\) của hàm số \(f(x)\).
Kí hiệu \(\int_a^b {f(x)dx} = \left. {[{\rm{F}}({\rm{x}})]} \right|_a^b = F(b) - F(a)\;\;(1)\)
(Công thức Newton – Leibniz)
LG b
b) Nêu các tính chất của tích phân. Cho ví dụ minh họa.
Lời giải chi tiết:
Tính chất 1: \(\int_a^b {k.f(x)dx = k\int_a^b {f(x)dx} } \) ( \(k\) là hằng số)
Tính chất 2: \(\int_a^b {[f(x) \pm g(x)]dx = \int_a^b {f(x)dx \pm } } \int_a^b {g(x)dx} \)
Tính chất 3: \(\int_a^b {f(x)dx = \int_a^c {f(x)dx + \int_c^b {f(x)dx} } } \) \((a < c < b).\)
Ví dụ:
a) Biết \(\int_5^9 {f(x)dx = 2.} \) Hãy tính \(\int_5^9 {( - 5).f(x)dx}. \)
b) Biết \(\int_5^9 {f(x)dx = 2} \) và \(\int_5^9 {g(x)dx = 4} .\) Hãy tính \(\int_5^9 {[f(x) + g(x)]dx}. \)
c) Biết \(\int_5^9 {f(x)dx = 2} \) và \(\int_9^{10} {f(x)dx = 3} .\) Hãy tính \(\int_5^{10} {f(x)dx}. \)
Giải
a) Ta có: \(\int_5^9 {( - 5).f(x)dx = ( - 5)\int_5^9 {f(x)dx = ( - 5).2 = - 10} }. \)
b) Ta có: \(\int_5^9 {[f(x) + g(x)]dx = \int_5^9 {f(x)dx + \int_5^9 {g(x)dx = 2 + 4 = 6} } } .\)
c) Ta có: \(\int_5^{10} {f(x)dx = \int_5^9 {f(x)dx + \int_9^{10} {f(x)dx = 2 + 3 = 5} } }. \)
Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Chương 5. Sóng ánh sáng
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12