Đề bài
Thế nào là bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và axit nhiều nấc. Hiđroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit. Lấy các thí dụ và viết phương trình điện li của chúng trong nước.
Lời giải chi tiết
a) Axit nhiều nấc
- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion \(H^+\) là các axit một nấc.
- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion \(H^+\) là các axit nhiều nấc.
- Thí dụ:
\(HCl \to {H^ + } + C{l^ - }\)
Ta thấy phân tử HCl trong dung dịch nước chỉ phân li một nấc ra ion \(H^+\), đó là axit một nấc.
\(\eqalign{
& {H_3}P{O_4} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + {H_2}P{O_4}^ - \cr
& {H_2}P{O_4}^ - \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + HP{O_4}^{2 - } \cr
& HP{O_4}^{2 - } \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + P{O_4}^{3 - } \cr} \)
Phân tử \({H_3}P{O_4}\) phân li ba nấc ra ion \(H^+\); \({H_3}P{O_4}\) là axit ba nấc.
b) Bazơ nhiều nấc
- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion \(OH^-\) là các bazơ một nấc.
- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion \(OH^-\) là các bazơ nhiều nấc.
- Thí dụ:
\(NaOH \to N{a^ + } + O{H^ - }\)
Phân tử NaOH khi tan trong nước chỉ phân li một nấc ra ion \(OH^-\), NaOH là bazơ một nấc.
\(\eqalign{
& Mg{(OH)_2} \to Mg{(OH)^ + } + O{H^ - } \cr
& Mg{(OH)^ + } \to M{g^{2 + }} + O{H^ - } \cr} \)
Phân tử \(Mg{(OH)_2}\) phân li hai nấc ra ion \(OH^-\), \(Mg{(OH)_2}\) là bazơ hai nấc.
c) Hidroxit lưỡng tính
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
- Thí dụ: \(Zn{(OH)_2}\) là hidroxit lưỡng tính:
\(Zn{(OH)_2} \to Z{n^{2 + }} + 2O{H^ - }\): Phân li theo kiểu bazơ
\(Zn{(OH)_2} \to 2{H^ + } + Zn{O_2}^{2 - }\) (*) : Phân li theo kiểu axit
d) Muối trung hòa
Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit) được gọi là muối trung hòa.
- Thí dụ: \(NaCl, (NH_4)_2 SO_4, Na_2CO_3\).
\({\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4} \to 2N{H_4}^ + + S{O_4}^{2 - }\)
e) Muối axit
Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion \(H^+\), thì muối đó được gọi là muối axit.
- Thí dụ: \(NaHCO_3, NaH_2PO_4 , NaHSO_4\).
\(NaHCO_3\to Na^+ + HCO_3^-\)
Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải
Chương 1. Sự điện li
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Bài 11: Tiết 2: Kinh tế khu vực Đông Nam Á - Tập bản đồ Địa lí 11
Chương VI. Bảo vệ môi trường
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11
SBT Hóa Lớp 11