1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 8.1, hình 8.2, nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức - SGK Lịch sử và Địa lý lớp 8 - Cánh Diều.
3. Lời giải chi tiết
♦ Tình hình nông nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:
- Ở Đàng Ngoài:
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, mặc dù bị tác động bởi các cuộc xung đột, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương.
+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.
- Ở Đàng Trong:
+ Chính quyền các chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.
+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.
♦ Tình hình thủ công nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:
- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),...
- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là: mỏ đồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,...
♦ Tình hình thương nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:
- Nội thương:
+ Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước.
+ Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành.
- Ngoại thương:
+ Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á và thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...
+ Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
- Đô thị:
+ Trong thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại. Ví dụ như: Kẻ Chợ, Phố Hiến,… (ở Đàng Ngoài); Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé - Sài Gòn,… (ở Đàng Trong).
+ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Chủ đề 4. Âm nhạc nước ngoài
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 8
Phần Lịch sử
Bài 21
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 8
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống 1
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử và Địa lí 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 8