1. Bài tập trong SBT
27.1
Hai hòn bi thép A và B giống hệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau. Khi kéo bi A lên rồi cho rơi xuống va chạm vào bi B, người ta thấy bi B bị bắn lên ngang với độ cao của bi A trước khi thả (H.27.1). Hỏi khi đó bi A sẽ ở trạng thái nào?
A. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B.
B. Chuyển động theo B nhưng không lên tới được độ cao của B.
C. Bật trở lại vị trí ban đầu.
D. Nóng lên.
Phương pháp giải:
Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Lời giải chi tiết:
Chọn A. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B.
Vì nếu chọn mốc thế năng tại vị trí ban đầu của bi B thì ban đầu bi B không có cơ năng, sau khi bi A chạm vào bi B thì bi B bị bắn lên ngang với độ cao của bi A trước khi thả, tức là bi B nhận hoàn toàn cơ năng từ bi A. Tức là sau va chạm bi A không còn tích trữ cơ năng nên nó sẽ đứng yên tại vị trí ban đầu của bi B.
27.3.
Khi kéo đi kéo lại sợi dây cuốn quanh một ông nhôm đựng nước nút kín (H.27.2), người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp hơi nước trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành.
Hỏi trong thí nghiệm trên đã có những sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra trong các quá trình sau :
a) Kéo đi kéo lại sợi dây.
b) Nước nóng lên.
c) Hơi nước làm bật nút ra.
d) Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.
Phương pháp giải:
Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Lời giải chi tiết:
a) Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng
b) Truyền nhiệt năng từ ông nhôm vào nước
c) Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng
d) Truyền nhiệt năng từ hơi nước ra môi trường bên ngoài và làm hơi nước lạnh đi ngưng tụ thành giọt nước.
Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
CHƯƠNG 3. MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 8
Bài 24. Vùng biển Việt Nam