Bài 1, 2. Mở đầu về phép biến hình. Phép tịnh tiến và phép dời hình
Bài 3. Phép đối xứng trục
Bài 4. Phép quay và phép đối xứng tâm
Bài 5. Hai hình bằng nhau
Bài 6, 7. Phép vị tự. Phép đồng dạng
Ôn tập chương I. Phép dời hình và phép đồng dạng
Bài tập trắc nghiệm chương I. Phép dời hình và phép đồng dạng
Bài 1. Vectơ trong không gian. Sự đồng phẳng của các vectơ
Bài 2, 3, 4. Hai đường thẳng vuông góc. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc
Bài 5. Khoảng cách
Ôn tập chương III. Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc
Bài tập trắc nghiệm chương III. Vecto trong không gian. Quan hệ vuông góc
Đề bài
Cho tứ diện ABCD. Chứng minh rằng:
a) Các đoạn thẳng đi qua mỗi đỉnh và trọng tâm của mặt đối diện đồng quy tại một điểm G và điểm G chia trong mỗi đoạn thẳng đó theo tỉ lệ 3: 1 kể từ đỉnh đến trọng tâm của mặt đối diện.
b) Điểm G là trọng tâm của tứ diện ABCD.
Lời giải chi tiết
a) Gọi A’, B’, C’, D’ lần lượt là trọng tâm của các tam giác BCD, CDA, ADB và ABC. Do A, B, C, D không đồng phẳng nên AA’, BB’, CC’, DD’ không đồng phẳng. Ta chứng minh các đoạn thẳng đó từng đôi một cắt nhau.
b) Gọi M’ là giao điểm của BA’ và CD. Khi đó M là trung điểm của CD. Vì B’ là trọng tâm của tam giác ACD nên ba điểm A, B’, M thẳng hàng. Vậy AA’ và BB’ cùng thuộc mp(ABM) và A’ thuộc đoạn BM, B’ thuộc đoạn AM nên AA’ và BB’ cắt nhau tại điểm G nào đó. Lí luận tương tự, ta cũng có các đường thẳng nói trên từng đôi cắt nhau. Vậy chúng phải đồng quy.
Ta có thể chứng minh cách khác như sau:
Lí luận như trên, trong tam giác ABM ta có AA’ và BB’ cắt nhau tại G. Vì
\({{A'M} \over {MB}} = {{B'M} \over {MA}} = {1 \over 3}\)
Nên A’B’ // AB.
Suy ra: \({{GA'} \over {GA}} = {{GB'} \over {GB}} = {{A'B'} \over {AB}} = {{MA'} \over {MB}} = {1 \over 3}\)
Vậy \({{GA'} \over {GA}} = {{GB'} \over {GB}} = {1 \over 3}\)
Nhưng AA’, BB’ là hai đoạn thẳng tùy ý trong bốn đoạn thẳng AA’, BB’, CC’, DD’. Vậy chúng đồng quy tại điểm G và điểm G chia trong mỗi đoạn thẳng đó theo tỉ số 3: 1 kể từ đỉnh đến trọng tâm của mặt đối diện.
c) Nối M với G và kéo dài cắt AB tại N. Ta sẽ chứng minh N là trung điểm của AB và G là trung điểm của MN. Thật vậy, gọi I là giao điểm của MN với A’B’. Vì A’B’ // AB, ta có:
\({{IB'} \over {NB}} = {{GB'} \over {GB}} = {1 \over 3};\,\,{{IB'} \over {NA}} = {{MB'} \over {MA}} = {1 \over 3}\)
Nên \({{IB'} \over {NB}} = {{IB'} \over {NA}} \Rightarrow NB = NA\)
Suy ra N là trung điểm của AB.
Kẻ \(NN'/{\rm{AA}}'\,\,\left( {N' \in BA'} \right)\)
Ta có N’ là trung điểm của BA’, suy ra A’ là trung điểm của N’M. Do đó A’G là đường trung bình của tam giác MNN’. Suy ra G là trung điểm của MN.
Vậy điểm G là trọng tâm của tứ diện ABCD.
Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương II - Hóa học 11
Chủ đề 3. Công nghệ thức ăn chăn nuôi
CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11