Bài 11. Quy luật phân li
Bài 12. Quy luật phân li độc lập
Bài 13. Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen
Bài 14. Di truyền và liên kết
Bài 15. Di truyền liên kết với giới tính
Bài 16. Di truyền ngoài nhiễm sắc thể
Bài 17. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen
Bài 18. Bài tập chương II
Đề bài
Thế nào là các bệnh di truyền do biến đổi số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể gây nên? Trình bày một số bệnh mà em biết.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại Di truyền y học
Lời giải chi tiết
Bệnh này là do sự thêm hoặc bớt toàn bộ hoặc một phần của NST. Trên mỗi một NST có tới hàng nghìn đến hàng vài nghìn gen, nên sự biểu hiện y học của những rối loạn nhiễm sắc thể là rất rõ rệt. Các tật, bệnh này thường đặc trưng bằng sự chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ và một loạt các dị dạng bẩm sinh khác. Một số ví dụ về bệnh di truyền do bất thường nhiễm sắc thể:
- Biến đổi cấu trúc NST thường: ở người có nhiễm sắc thể số 21 bị mất đoạn gây ung thư máu.
- Biến đổi số lượng NST thường:
+ 3 NST số 13 (hội chứng Patau): Kiểu hình đầu nhỏ, sứt môi tới 75%, tai thấp và biến dạng...
+ 3 NST số 18 (hội chứng Etuôt): Kiểu hình trán bé, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay…
- Biến đổi số lượng nhiễm sắc thể giới tính:
+ Hội chứng Claiphentơ (XXY): Kiểu hình là nam, chân tay dài, thân cao không bình thường, tinh hoàn nhỏ, si đần, không có con.
+ Hội chứng ba X (XXX): Kiểu hình là nữ, buồng trứng và dạ con không phát triển, thường rối loạn kinh nguyệt, khó có con.
+ Hội chứng Tơcnơ (XO): Kiểu hình là nữ, lùn, cổ ngắn, không có kinh nguyệt, trí lực kém phát triển.
PHẦN BẢY. SINH THÁI HỌC
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12
SOẠN VĂN 12 TẬP 2
Bài 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
Đề khảo sát chất lượng đầu năm