Đề bài
Bài 3. Cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần giống nhau ở chỗ :
A. Đều biến thiên trễ pha \({\pi \over 2}\) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
B. Đều có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. Đều có giá trị hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng.
D. Đều có giá trị hiệu dụng giảm khi tần số dòng điện tăng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Vận dụng biểu thức định luật ôm cho đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện và chỉ có cuộn cảm
+ Vận dụng biểu thức tính dung kháng và cảm kháng
Lời giải chi tiết
Ta có:
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch chỉ có cuộn cảm: \(I = \displaystyle{U \over {{Z_L}}}\)
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch chỉ có tụ điện: \(I = \displaystyle{U \over {{Z_C}}}\).
A - sai vì: cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có tụ điện sớm pha \(\dfrac{\pi}{2}\) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch
B - đúng
C, D - sai vì: khi tần số dòng điện tăng thì cảm kháng \(Z_L\) tăng và dung kháng \(Z_C\) giảm
=> giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện qua mạch chỉ có cuộn cảm giảm và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện qua mạch chỉ có tụ điện tăng
=> Chọn đáp án B.
Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất
Bài 37. Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ
Luyện đề đọc hiểu - THCS