Bài 1. Trao đổi nước ở thực vật
Bài 2. Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)
Bài 3. Trao đổi khoáng và nito ở thực vật
Bài 4. Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tiếp theo)
Bài 5. Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tiếp theo)
Bài 7. Quang hợp
Bài 8. Quang hợp ở các nhóm thực vật
Bài 9. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Bài 10. Quang hợp và năng suất cây trồng
Bài 11. Hô hấp ở thực vật
Bài 12. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp
Đề bài
Giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch (dựa vào hình 19.3 trong bài).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại Tuần hoàn máu (tiếp theo)
Lời giải chi tiết
Sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch: Hệ mạch bao gồm các động mạch, tĩnh mạch, nối với nhau qua các mao mạch.
Máu được vận chuyển trong hệ mạch đi nuôi cơ thể tuân theo các quy luật vật lí, liên quan chặt chẽ đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chảy và vận tốc, sức cản của mạch...
* Huyết áp
Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ năng lượng co tim. Tim co tạo ra một áp lực để tống máu vào các động mạch, đồng thời cũng tạo ra huyết áp động mạch. Người ta phân biệt huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim giãn.
Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
Càng xa tim, huyết áp càng giảm. Ở người bình thường huyết áp ở động mạch chủ là 120 - 140mmHg, ở động mạch lớn: 110 - 125mmHg, ở động mạch bé: 40 - 60mmHg, ở mao mạch: 20 - 40mmHg, ở tĩnh mạch lớn 10 - 15mmHg. Sự giảm dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển.
Nếu huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài, đó là chứng huyết áp cao. Ở người già, mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch gây xuất huyết não. Nếu huyết áp cực đại thường xuống dưới 80 mmHg thuộc chứng huyết áp thấp, sự cung cấp máu cho não kém, dễ bị ngất, cũng nguy hiểm.
* Vận tốc máu
Máu chảy nhanh hay chậm lệ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Nếu tiết diện nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại, máu sẽ chảy chậm.
Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chậm nhất trong các mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào của cơ thể, vì động mạch có tiết diện nhỏ hơn nhiều so với tổng tiết diện rất lớn của các mao mạch. Chẳng hạn ở người, tiết diện của động mạch chủ là 5 - 6 cm2, tốc độ máu ở đây là 500 - 600mm/giây, trong khi tổng tiết diện của mao mạch lên tới 6200cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn 0,5 mm/giây.
Unit 4: Global warming
Unit 3: Cities of the future
Unit 2: Express Yourself
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
Unit 4: ASEAN and Viet Nam
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Lớp 11