4.4
Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình sau đây (H.4.1a, b)
Phương pháp giải:
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
- Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước. Dựa vào tỉ lệ xích để tính toán độ lớn của lực tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Vẽ hình 4.1 a, b SBT
a) Vật chịu tác dụng của 2 lực: lực kéo \(\overrightarrow {{F_k}}\) có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ \(250N\); lực cản \(\overrightarrow {{F_c}}\) có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ \(150N\)
b) Vật chịu tác dụng của 2 lực:
Trọng lực \(\overrightarrow {{P}}\) có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ \(200N\) lực kéo \(\overrightarrow {{F_k}}\) có phương nghiêng một góc 30° so với phương năm ngang, chiều hướng lên, cường độ \(300N\)
4.5.
Biểu diễn các vectơ lực sau đây :
a) Trọng lực của một vật \(1500N\) (tỉ xích tùy chọn).
b) Lực kéo một xà lan là \(2000N\) theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích \(1cm\) ứng với \(500N\).
Phương pháp giải:
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
- Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước. Dựa vào tỉ lệ xích để tính toán độ lớn của lực tương ứng.
Lời giải chi tiết:
a) Trọng lực của một vật \(1500N\) (hình a)
b) Lực kéo của một xà lan là \(2000N\) theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích \(1cm\) ứng với \(500N\) (hình b)