Bài 11. Quy luật phân li
Bài 12. Quy luật phân li độc lập
Bài 13. Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen
Bài 14. Di truyền và liên kết
Bài 15. Di truyền liên kết với giới tính
Bài 16. Di truyền ngoài nhiễm sắc thể
Bài 17. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen
Bài 18. Bài tập chương II
Đề bài
Thế nào là chỉ số ADN? Trình bày ứng dụng của chỉ số ADN.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
Lời giải chi tiết
Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit trên ADN không chứa mã di truyền, đoạn nuclêôtit này thay đổi theo từng cá thể. Ví dụ: Một trình tự có 17 nuclêôtit, ở cá thể này lặp lại 20 lần tại locut số 1, nhưng ở cá thể khác, nó lặp lại 30 lần.
Chỉ số ADN có tính chuyên biệt cá thể rất cao, xác suất để chỉ số ADN của 2 người hoàn toàn giống nhau nhỏ hơn 10-20. Chỉ số ADN có ưu thế hơn hẳn các chỉ tiêu hình thái, sinh lí, sinh hoá thường dùng để xác định sự khác nhau giữa các cá thể. ADN có thể thu được từ các vết máu, chân tóc... Sử dụng kĩ thuật giải trình tự nuclêôtit, người ta xác định được chỉ số ADN của từng cá thể.
Chỉ số ADN là phương pháp chính xác để xác định cá thể (trong trường hợp bị tai nạn máy bay, hoả hoạn... không còn nguyên xác), mối quan hệ huyết thống (cha con....), để chẩn đoán, phân tích các bệnh di truyền. Chỉ số ADN còn được sử dụng trong khoa học hình sự để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án.
Chương 4. Ứng dụng di truyền học
Đặc điểm chung của tự nhiên
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Đề thi thử THPT QG
Đề khảo sát chất lượng đầu năm