1. Bài tập trong SBT
5.1.
Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Phương pháp giải:
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Dưới tác dụng của lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
Lời giải chi tiết:
Dưới tác dụng của lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Chọn D
5.2.
Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
D. vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Phương pháp giải:
Dưới tác dụng của lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Lời giải chi tiết:
Dưới tác dụng của lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Chọn D
5.3.
Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc.
B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ sang trái.
D. Đột ngột rẽ sang phải.
Phương pháp giải:
Khi có lực tác dụng, mọi vật thể không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính. Vật có xu hướng giữ nguyên vận tốc cũ về phương, chiều, độ lớn.
Lời giải chi tiết:
Khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe đột ngột rẽ sang phải. ( Vật có xu hướng giữ nguyên vận tốc cũ về phương, chiều, độ lớn, tức là có quán tính)
Chọn D
5.4.
Ta biết rằng, lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều này có mâu thuẫn với nhận định trên không ? Tại sao ?
Phương pháp giải:
Lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm vật bị biến dạng.
Một vật chịu tác động của 2 lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Lời giải chi tiết:
Lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều này không mâu thuẫn với nhận định trên vì khi đó ngoài lực kéo đầu máy, còn có lực cản tác dụng lên đoàn tàu, lúc này 2 lực cân bằng nên tàu không thay đổi vận tốc.
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều tập 1
Chủ đề 6. Em với cộng đồng
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
CHƯƠNG 3. MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
Chương 1. Vẽ kĩ thuật