1. Nội dung câu hỏi
Hình dưới chỉ mô tả lát cắt ngang của hai thân cây. Căn cứ vào đặc điểm của kiểu sinh trưởng, cho biết hình nào minh họa cho thân cây một lá mầm, hình nào thể hiện thân cây hai lá mầm. Giải thích.
Phân tích đề: Để xác định được hình nào minh hoạ cho cấu trúc lát cắt ngang của thân cây một lá mầm và thân cây hai lá mầm, cần phân biệt được kiểu sinh trưởng đặc trưng của hai nhóm cây này, sau đó đối chiếu đặc điểm sinh trưởng của thân ở mỗi nhóm cây với cách sắp xếp của hệ mạch (mạch gỗ, mạch rây), đồng thời quan sát thành phần cấu tạo khác nhau có ở hai hình nêu trên.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
3. Lời giải chi tiết
- Cây một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, dựa vào sự phân chia và tăng kích thước tế bào thuộc mô phân sinh đỉnh (nằm ở đỉnh thân, đỉnh cành, đỉnh rễ) và mô phân sinh lóng.
- Cây hai lá mầm, ngoài sinh trưởng sơ cấp còn có sinh trưởng thứ cấp, sinh trưởng thứ cấp là kiểu sinh trưởng đặc trưng của cây hai lá mầm thân gỗ. Trong đó, sinh trưởng thứ cấp dựa trên hoạt động của mô phân sinh bên với tầng sinh bần tạo lớp vỏ cây ở phía ngoài của thân và tầng sinh mạch, tạo mạch gỗ thứ cấp phía trong (hình thành nên lõi gỗ) và mạch rây thứ cấp phía ngoài tiếp giáp với lớp vỏ. Tầng sinh mạch và tầng sinh bần xuất hiện khi thân cây dừng sinh trưởng sơ cấp (đã có hệ mạch sơ cấp) và bước vào giai đoạn sinh trưởng thứ cấp.
- Căn cứ vào sự khác nhau về đặc điểm sinh trưởng của hai nhóm thực vật một lá mầm và hai lá mầm ở trên, có thể xác định:
+ Hình (a): với bó mạch (mạch gỗ và mạch rây) sắp xếp rải rác trong thân không quan sát thấy cấu trúc của lõi gỗ và tầng sinh mạch, do đó đây là lát cắt ngang của thân cây một lá mầm.
+ Hình (b): là cấu trúc điển hình của lát cắt ngang thân cây hai lá mầm với cấu trúc lõi, tầng sinh mạch và sự sắp xếp các bó mạch theo kiểu hình trụ vòng quanh thân theo vị trí tồn tại của tầng sinh mạch.
Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển - Tập bản đồ Địa lí 11
Chương 4: Hydrocarbon
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
Unit 14: Recreation - Sự giải trí
Chủ đề 4: Kĩ thuật dừng bóng
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11