1. Nội dung câu hỏi
Có bao nhiêu phát biểu về tính tự động và hệ dẫn truyền tim dưới đây là đúng?
1. Khả năng thay đổi mức độ co dãn của tim gọi là tính tự động của tim.
2. Tính tự động của tim là nhờ hệ dẫn truyền tim.
3. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
4. Cứ sau một thời gian, nút xoang nhĩ tự phát xung điện truyền tới cơ tâm nhĩ và nút nhĩ thất làm tâm nhĩ và tâm thất co.
5. Xung điện khởi phát và truyền qua các bộ phận của hệ dẫn truyền tim theo trình tự: Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng Purkinje.
Phương án trả lời đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về quá trình hệ dẫn truyền tim.
3. Lời giải chi tiết
Đáp án đúng là: B
1. Sai. Tính tự động của tim là khả năng tự co dãn của tim.
2. Đúng. Tính tự động của tim là nhờ hệ dẫn truyền tim.
3. Đúng. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
4. Sai. Cứ sau một thời gian, nút xoang nhĩ tự phát xung điện truyền tới cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co, tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2 tâm thất co.
5. Đúng. Xung điện khởi phát và truyền qua các bộ phận của hệ dẫn truyền tim theo trình tự: Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng Purkinje.
Chuyên đề 2: Một số vấn đề về pháp luật dân sự
Chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Review (Units 7 - 8)
Bài 7: Tiết 4: Cộng hòa liên bang Đức - Tập bản đồ Địa lí 11
Unit 4: Preserving World Heritage
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11