2. Bài tập bổ sung
6.a.
"Nước chảy đá mòn" giải thích ý nghĩa của câu nói này và chỉ rõ bản chất lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá.
Phương pháp giải:
Lực ma sát trượt xuất hiện khi có vật này trượt trên bề mặt vật khác.
Lời giải chi tiết:
"Nước chảy đá mòn" ý chỉ sự bền bỉ, quyết tâm thì dù việc khó khăn đến mấy cuối cùng cũng làm nên (tựa như nước chảy lâu ngày thì dù cứng như đá cũng phải mòn)
Lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá là lực ma sát trượt. Lực này duy trì trong thời gian dài sẽ làm đá biến dạng và mòn đi.
6.b.
Một ô tô khi khởi hành cần lực kéo của động cơ là 2 000N. Nhưng khi chuyển động thẳng đều trên đường chỉ cần lực kéo bằng 1 000N.
a) Tính độ lớn của lực ma sát lên bánh xe đang lăn đều trên đường.
b) Tính hợp lực làm ô tô chạy nhanh dần khi khởi hành.
Phương pháp giải:
Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng, nếu nó đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, nếu nó đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
Hợp 2 lực ngược chiều tác dụng lên vật có hướng cùng hướng của lực lớn hơn và độ lớn bằng hiệu 2 lực tác dụng.
Lời giải chi tiết:
a) Bánh xe lăn đều trên đường nên lực kéo của động cơ và lực ma sát lăn lúc này là 2 lực cân bằng.
Độ lơn lực kéo khi đó bằng 1 000N thì độ lớn lực ma sát lăn lên bánh xe là 1 000N.
b) Khi khởi hành, ô tô chuyển động nhanh dần. Lực kéo động cơ lớn hơn lực ma sát.
Độ lớn hợp lực tác dụng lên ô tô khi nó khởi hành là:
Fhl = Fk - Fms = 2000 – 1000 = 1000 (N)
Hợp lực có hướng cùng hướng chuyển động của ô tô.
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Chương 5: Hidro - Nước
CHƯƠNG 6. TRAO ĐỐI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 8
Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình