II - BÀI TẬP BỔ SUNG
8.a.
Trong một lần làm thí nghiệm mắc hai đầu dây điện trở vào một hiệu điện thế không đổi, một nhóm học sinh đo được cường độ dòng điện qua điện trở là 0,5A. Hỏi nếu gập đôi dây điện trở lại rồi cũng mắc vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện chạy qua sợi dây gập đôi là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
- định luật Ôm \(I = \dfrac{U}{R}\)
- điện trở của dây dẫn \(R = \rho .\dfrac{\ell }{S}\)
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt:
\(I_1 = 0,5A; l_1 = 2l_2; S_2 = 2S_1 ; I_2 = ?\)
Lời giải:
Ta có:
\[\begin{array}{l}
\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = \frac{{{l_2}}}{{{l_1}}}.\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{1}{2}.\frac{1}{2} = \frac{1}{4}\\
\Rightarrow {I_2} = 4{I_1} = 4.0,5 = 2(A)
\end{array}\]
8.b.
Lấy một điện trở dài 1m cắt làm ba đoạn bằng nhau. Chập hai đoạn thành một điện trở AB rồi mắc nối tiếp với đoạn còn lại CD vào một mạch điện có hiệu điện thế không đổi 6V như hình 8.1. Hỏi mắc vôn kế vào hai đầu AB lúc này thì vôn kế chỉ bao nhiêu?
Phương pháp giải:
- định luật Ôm \(I = \dfrac{U}{R}\)
- điện trở của dây dẫn \(R = \rho .\dfrac{\ell }{S}\)
- mạch nối tiếp \({R_{td}} = {R_1} + {R_2}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\dfrac{{{R_{AB}}}}{{{R_{CD}}}} = \dfrac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}}.\dfrac{{{S_2}}}{{{S_1}}} = 1.\dfrac{1}{2} = \dfrac{1}{2}\)
và \({R_{td}} = {R_{AB}} + {R_{CD}} = 3{R_{AB}}\)
Suy ra: \(\dfrac{{{U_{AB}}}}{U} = \dfrac{{{R_{AB}}}}{{{R_{td}}}} = \dfrac{1}{3} \\\to {U_{AB}} = \dfrac{U}{3} = 2V\)
Đề thi vào 10 môn Văn Bến Tre
Đề thi học kì 2 - Sinh 9
Đề thi vào 10 môn Toán Hậu Giang
ĐỊA LÍ KINH TẾ
CHƯƠNG III. HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN