1. Nội dung câu hỏi
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Người có hành vi vi phạm pháp luật dân sự thì chỉ phải bồi thường thiệt hại.
b. Luật Dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự.
c. Nguyên tắc thiện chí, trung thực thể hiện ở việc các bên trong quan hệ pháp luật dân sự phải hợp tác, giúp đỡ nhau để tạo lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.
d. Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giao cho người khác.
e. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của một chủ thể không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
2. Phương pháp giải
Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình về nhận định đó. Giải thích.
3. Lời giải chi tiết
- Nhận định a) không đồng tình, vì: ngoài bồi thường thiệt hại, người có hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu các hậu quả khác như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc xin lỗi, cải chính công khai,...
- Nhận định b) không đồng tình, vì: một số quan hệ nhân thân có thể được điều chỉnh bằng ngành luật khác (ví dụ: quan hệ nhân thân liên quan đến họ tên cá nhân còn được Luật Hành chính điều chỉnh).
- Nhận định c) đồng tình, vì: thiện chí, trung thực có nghĩa là mỗi bên không chỉ quan tâm đến quyền và lợi ích của mình, mà còn phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong giao dịch dân sự.
- Nhận định d) không đồng tình, vì: trong những trường hợp pháp luật có quy định khác thì quyền nhân thân có thể được chuyển giao (Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015)
- Nhận định e) đồng tình, vì: theo nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của một chủ thể không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
Phần 4. Sinh học cơ thể
Chuyên đề II. Làm quen với một vài yếu tố của lí thuyết đồ thị
Review (Units 1 - 4)
Bài 5. Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh - Tập bản đồ Địa lí 11
CHƯƠNG 1. SỰ ĐIỆN LI
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều