1. Nội dung câu hỏi
Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam và giải thích ý nghĩa.
2. Phương pháp giải
- Dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra được những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Giải thích được ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó.
3. Lời giải chi tiết
- Câu ca dao: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
=> Ý nghĩa: phản ánh về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Câu ca dao muốn khuyên chúng ta: cần trân trọng, biết ơn thế hệ đi trước - những người đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để chúng ta được thụ hưởng.
- Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
=> Ý nghĩa: đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.
- Câu ca dao: “Dạy con, con nhớ lấy lời/ Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên”
=> Ý nghĩa: khuyên con người cần trân trọng, biết ơn công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ; luôn hiếu thảo và kính trọng cha mẹ.
- Câu tục ngữ: “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”
=> Ý nghĩa: khuyên con người cần kính trọng, biết ơn công lao dạy dỗ của thầy cô.
- Câu tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
=> Ý nghĩa: Ca ngợi tinh thần yêu nước, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917)
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Unit 10: Communication in the future
Bài 10
Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
Bài tập tình huống GDCD Lớp 8
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SGK Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8
SGK GDCD Lớp 8