Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Gọi M, N, E lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh rằng tứ giác ANEB là hình thang vuông.
2. Phương pháp giải
Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình thang vuông.
3. Lời giải chi tiết
• Xét ABC vuông tại A có AE là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên bằng nửa cạnh huyền BC
Suy ra .
• Vì EA = EC nên E nằm trên đường trung trực của AC.
Vì N là trung điểm của AC nên N nằm trên đường trung trực của AC.
Suy ra EN là đường trung trực của đoạn thẳng AC nên EN ⊥ AC.
Ta có: BA ⊥ AC và EN ⊥ AC nên BA // EN.
• Tứ giác ANEB có BA // EN nên là hình thang
Lại có nên hình thang ANEB là hình thang vuông.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh rằng tứ giác ANEM là hình chữ nhật.
2. Phương pháp giải
Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
3. Lời giải chi tiết
Vì EA = EB nên E nằm trên đường trung trực của AB.
Vì M là trung điểm của AB nên M nằm trên đường trung trực của AB.
Suy ra EM là đường trung trực của AB nên EM ⊥ AB, hay .
Xét tứ giác ANEM có
Suy ra ANEM là hình chữ nhật.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Qua M kẻ đường thẳng song song với BN cắt tia EN tại F. Chứng minh rằng tứ giác AFCE là hình thoi.
2. Phương pháp giải
Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình thoi.
3. Lời giải chi tiết
• Xét tứ giác BMFN có FM // BN và MB // NF (do AB // EN)
Suy ra BMFN là hình bình hành.
Do đó MB = NF.
Lại có AM = MB (do M là trung điểm AB) và AM = EN (do ANEM là hình chữ nhật)
Do đó EN = NF hay N là trung điểm của EF.
• Xét tứ giác AFCE có hai đường chéo AC và EF cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Suy ra AFCE là hình bình hành.
Lại có EF ⊥ AC nên AFCE là hình thoi.
Lời giải phần d
1. Nội dung câu hỏi
Gọi D là điểm đối xứng của E qua M. Chứng minh rằng A là trung điểm của DF.
2. Phương pháp giải
Chứng minh 3 điểm A, E, F thẳng hàng và AD = AF (do cùng bằng BE).
3. Lời giải chi tiết
• Do AFCE là hình thoi (câu c) nên AF // CE và AF = CE.
Chứng minh tương tự câu c, ta cũng có ADBE là hình thoi
Suy ra AD // BE và AD = BE.
• Ta có AF // BC (do AF // CE) và AD // BC (do AD // BE), theo tiên đề Euclid ta có AD và AF trùng nhau hay ba điểm F, A, D thẳng hàng (1)
• Ta có AF = CE và AD = BE
Mà CE = BE (do E là trung điểm của BC)
Suy ra AF = AD (2)
• Từ (1) và (2) ta có A là trung điểm của DF.
Bài 3: Tôn trọng người khác
Unit 8: Shopping
Chủ đề IV. Tác dụng làm quay của lực
Phần Lịch sử
Chương 6: Dung dịch
SGK Toán Lớp 8
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8