Cho tam giác $A B C$ vuông tại $A(A B<A C)$. Kẻ đường cao $A H(H \in B C)$.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh rằng $\triangle A B H \backsim \triangle C B A$, suy ra $A B^2=B H . B C$.
2. Phương pháp giải
- Nếu một tam giác vuông này có một góc nhọn bằng góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.
- Nếu tam giác vuông này có hai cạnh góc vuông tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
- Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đồng dạng với nhau.
3. Lời giải chi tiết
Vì $A H$ là đường cao nên $\widehat{A H B}=\widehat{A H C}=90^{\circ}$
Xét tam giác $A B H$ và tam giác $C B A$ có:
$\widehat{B}$ (chung)
$\widehat{A H B}=\widehat{C A B}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)
Suy ra, $\triangle A B H \backsim \triangle C B A$ (g.g).
Do đó, $\frac{A B}{C B}=\frac{B H}{A B}$ (các cặp cạnh tương ứng có cùng tỉ lệ)
Suy ra, $A B^2=B H . B C$.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Vẽ $H E$ vuông góc với $A B$ tại $E$, vẽ $H F$ vuông góc với $A C$ tại $F$. Chứng minh rằng $A E \cdot A B=A F \cdot A C$.
2. Phương pháp giải
- Nếu một tam giác vuông này có một góc nhọn bằng góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.
- Nếu tam giác vuông này có hai cạnh góc vuông tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
- Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đồng dạng với nhau.
3. Lời giải chi tiết
- Vì $H E$ vuông góc với $A B$ nên $\widehat{H E A}=\widehat{H E B}=90^{\circ}$
Xét tam giác $A H E$ và tam giác $A B H$ có:
$\widehat{H A E}$ (chung)
$\widehat{H E A}=\widehat{A H B}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)
Suy ra, $\triangle A H E \backsim \triangle A B H$ (g.g).
Do đó, $\frac{A H}{A B}=\frac{A E}{A H}$ (các cặp cạnh tương ứng có cùng tỉ lệ)
Suy ra, $A H^2=A B \cdot A E$.(1)
- Vì $H F$ vuông góc với $A C$ nên $\widehat{H F C}=\widehat{H F A}=90^{\circ}$
Xét tam giác $A H F$ và tam giác $A C H$ có:
$\widehat{H A F}$ (chung)
$\widehat{A F H}=\widehat{A H C}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)
Suy ra, $\triangle A H F \backsim \triangle A C H$ (g.g).
Do đó, $\frac{A H}{A C}=\frac{A F}{A H}$ (các cặp cạnh tương ứng có cùng tỉ lệ)
Suy ra, $A H^2=A F$. $A C$. (2)
Từ (1) và (2) suy ra, $A E \cdot A B=A F \cdot A C$ (điều phải chứng minh)
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh rằng $\triangle A F E \backsim \triangle A B C$.
2. Phương pháp giải
- Nếu một tam giác vuông này có một góc nhọn bằng góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.
- Nếu tam giác vuông này có hai cạnh góc vuông tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
- Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đồng dạng với nhau.
3. Lời giải chi tiết
Vì $A E \cdot A B=A F \cdot A C \Rightarrow \frac{A E}{A C}=\frac{A F}{A B}$.
Xét tam giác $A F E$ và tam giác $A B C$ có:
$\widehat{A}$ (chung)
$\frac{A E}{A C}=\frac{A F}{A B}$ (chứng minh trên)
Suy ra, $\triangle A F E \backsim \triangle A B C$ (c.g.c).
Lời giải phần d
1. Nội dung câu hỏi
Qua $A$ vẽ đường thẳng song song với $B C$ cắt đường thẳng $H F$ tại $I$. Vẽ $I N$ vuông góc với $B C$ tại $N$. Chứng minh rằng $\triangle H N F \backsim \Delta H I C$.
2. Phương pháp giải
- Nếu một tam giác vuông này có một góc nhọn bằng góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.
- Nếu tam giác vuông này có hai cạnh góc vuông tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
- Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đồng dạng với nhau.
3. Lời giải chi tiết
Vì $H F$ vuông góc với $A C$ nên $C F \perp H I$, do đó, $\widehat{C F H}=\widehat{C F I}=90^{\circ}$
Vì $I N \perp C H \Rightarrow \widehat{C B I}=\widehat{H N I}=90^{\circ}$.
Xét tam giác $H F C$ và tam giác $H N I$ có:
$\widehat{C H I}$ (chung)
$\widehat{H F C}=\widehat{H N I}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)
Suy ra, $\triangle H F C \backsim \Delta H N I$ (g.g).
Suy ra, $\frac{H F}{H N}=\frac{H C}{H I}$ (hai cặp cạnh tương ứng cùng tỉ lệ)
Do đó, $\frac{H F}{H C}=\frac{H N}{H I}$.
Xét tam giác $H N F$ và tam giác $H I C$ có:
$\widehat{C H I}$ (chung)
$\frac{H F}{H C}=\frac{H N}{H I}$ (chứng minh trên)
Suy ra, $\Delta H N F \backsim \Delta H I C$ (c.g.c).
Unit 3: Please Don't Feed the Monkeys.
Unit 2: Making Arrangements - Sắp xếp
Mĩ thuật
Bài 5 . Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
PHẦN 3. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
SGK Toán Lớp 8
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8