Chủ đề 4. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giành giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Chủ đề 4. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giành giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Câu hỏi 2 - Mục Vận dụng trang 61

1. Nội dung câu hỏi

Sưu tầm một số tư liệu lịch sử về phong trào Tây Sơn và sử dụng tư liệu đó để giới thiệu về phong trào Tây Sơn với thầy cô, bạn học.

 

2. Phương pháp giải 

Dựa vào kiến thức bản thân, sách báo và internet.

 

3. Lời giải chi tiết

Theo hồ sơ di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo, đây là vùng đất phía trên đèo An Khê, ngày nay phân bố đều cả 4 địa phương: An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro và Kbang. Trong đó, An Khê 

Trường (thị xã An Khê ngày nay) là một trong 17 di tích nằm trong Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo. An Khê Trường là “Trường giao dịch”, nơi giao tiếp của 3 anh hùng áo vải 

nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Đây là nơi được chọn làm căn cứ địa buổi đầu của phong trào nông dân Tây Sơn (1771-1773) trong việc tập hợp lực lượng khởi nghĩa 

của 3 anh em nhà Tây Sơn trước khi tiến quân xuống đồng bằng vào năm 1773.

Theo anh Trần Đình Luân, cán bộ Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo, An Khê Trường được xây dựng trên một gò đất khá rộng và bằng phẳng, đây là vị trí quan trọng, nơi người Kinh tiếp xúc với người 

Ba Na để giao thương buôn bán hàng hóa. Trong quá trình này, 3 anh hùng áo vải nhà Tây Sơn đã vận động người dân tham gia nghĩa quân để tập hợp lực lượng khởi nghĩa, trở thành căn cứ xây 

dựng lực lượng, huấn luyện, tích trữ lương thảo của nghĩa quân Tây Sơn trong những ngày đầu dựng cờ khởi nghĩa phong trào Tây Sơn.

Cổng vào di tích lịch sử - văn hóa An Khê Trường là 2 hàng trụ đá lớn màu xám được đẽo nguyên khối và trang trí thêm những biểu tượng của cồng chiêng Ba Na gợi vẻ trang nghiêm và đậm chất 

văn hóa Tây Nguyên. 2 cánh cổng vào được đắp phù điêu đắp nổi diễn tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Phù điêu tuy không lớn nhưng được làm rất tinh tế, lột tả cảnh người cưỡi voi rất sinh động, 

cảnh thồ hàng ra trận, cảnh những ngôi nhà rông, dòng suối, đồi núi… Hình ảnh người Ba Na được khắc họa tinh tế, thể hiện được ngoại hình cũng như tính cách đặc trưng của họ. Ngoài ra, vẻ mặt 

họ còn toát lên niềm vui, sự tin tưởng vào thủ lĩnh Nguyễn Huệ, lòng trung thành cũng như sự quyết tâm đồng lòng để giành chiến thắng. Bức phù điêu ngắn nhưng khách có thể ngắm và suy tư 

mãi về ý nghĩa cuộc chiến vĩ đại cũng như khâm phục sự tài hoa của người  nghệ sĩ điêu khắc.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved