a) Sử dụng đồ thị, hãy xem xét các hàm số sau đây có cực trị hay không
\(y = -2x + 1;\)
\(y = \dfrac {x{{(x - 3)}^2}} 3\,\,\,(H.8)\)
b) Nêu mối quan hệ giữa sự tồn tại cực trị và dấu của đạo hàm.
LG a
Sử dụng đồ thị, hãy xem xét các hàm số sau đây có cực trị hay không
\(y = -2x + 1;\)
\(y = \dfrac {x{{(x - 3)}^2}} 3\,\,\,(H.8)\)
Phương pháp giải:
Quan sát đồ thị, tìm điểm cực trị ( cực đại: điểm mà tại đó hàm số chuyển từ đồng biến sang nghịch biến, cực tiểu: ngược lại)
Lời giải chi tiết:
Hàm số \(y = -2x + 1\) không có cực trị.
Hàm số \(y = \dfrac {x{{(x - 3)}^2}} 3\) đạt cực đại tại \(x = 1\) và đạt cực tiểu tại \(x = 3.\)
LG b
Nêu mối quan hệ giữa sự tồn tại cực trị và dấu của đạo hàm.
Lời giải chi tiết:
Nếu hàm số có cực trị thì dấu của đạo hàm bên trái và bên phải điểm cực trị sẽ khác nhau.
Chương 3. Di truyền học quần thể
CHƯƠNG II. DAO ĐỘNG CƠ
Chương 5. Đại cương về kim loại
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 12
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2