Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là trung điểm của BC còn P, N lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ M xuống CA, AB (H.3.60).
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh hai tam giác vuông CMP và MBN bằng nhau.
2. Phương pháp giải
Chứng minh: ΔCMP=ΔMBN (cạnh huyền – góc nhọn)
3. Lời giải chi tiết
Theo đề bài, AC ⊥ MP; AC ⊥ AB.
Suy ra MP // AB nên MP // BN.
Do đó (hai góc đồng vị).
Ta có P, N lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ M xuống CA, AB
Nên .
Xét ∆CMP và ∆MBN có:
BM = CM (vì M là trung điểm của BC)
(chứng minh trên)
Do đó ∆CMP = ∆MBN (g.c.g).
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh tứ giác APMN là một hình chữ nhật.
2. Phương pháp giải
Chứng minh APMN có ba góc vuông nên là hình chữ nhật, dựa vào tính chất của của hình chữ nhật suy ra các cặp cạnh song song, suy ra N, P là trung điểm của AB, AC.
3. Lời giải chi tiết
Ta có
Suy ra .
Tứ giác APMN có .
Do đó, tứ giác APMN là một hình chữ nhật.
Suy ra MP = AN; AP = MN (các cặp cạnh tương ứng).
Mà MP = BN; CP = MN (vì ∆CMP = ∆MBN).
Do đó AP = CP; AN = BN.
Từ đó ta suy ra N là trung điểm của AB, P là trung điểm của AC.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Lấy điểm Q sao cho P là trung điểm của MQ, chứng minh tứ giác AMCQ là một hình thoi.
2. Phương pháp giải
Chứng minh AMCQ có hai đường chéo vuông góc với nhau.
3. Lời giải chi tiết
Tứ giác AMCQ có:
MP = PQ (vì P là trung điểm của MQ)
AP = CP (vì P là trung điểm của AC)
Khi đó, tứ giác AMCQ có hai đường chéo AC và MQ cắt nhau tại trung điểm P của mỗi đường nên nó là hình bình hành.
Mà MQ ⊥ AC.
Do đó tứ giác AMCQ là một hình thoi.
Lời giải phần d
1. Nội dung câu hỏi
Nếu AB = AC, tức là tam giác ABC vuông cân tại A thì tứ giác AMCQ có là hình vuông không? Vì sao?
2. Phương pháp giải
Chứng minh hình thoi AMCQ có nên AMCQ là hình vuông.
3. Lời giải chi tiết
Tứ giác APMN là một hình chữ nhật nên MP = AN.
Mà P là trung điểm MQ; N là trung điểm của AB.
Suy ra MQ = AB.
Lại có AB = AC (giả thiết) nên MQ = AC.
Tứ giác AMCQ có hai đường chéo AC và MQ bằng nhau, vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm P của mỗi đường.
Do đó, tứ giác AMCQ có là hình vuông.
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917)
Unit 4: Our Past - Quá khứ của chúng ta
CHƯƠNG IV. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
PHẦN HAI. CƠ KHÍ
Unit 2: Making Arrangements - Sắp xếp
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8