Từ hình vuông đầu tiên có cạnh bằng 1 (đơn vị độ dài), nối các trung điểm của bốn cạnh để có hình vuông thứ hai. Tiếp tục nối các trung điểm của bốn cạnh của hình vuông thứ hai để được hình vuông thứ ba. Cứ tiếp tục làm như thế, nhận được một dãy hình vuông (xem Hình 5).
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Kí hiệu $a_n$ là diện tích của hình vuông thứ $n$ và $S_n$ là tổng diện tích của $n$ hình vuông đầu tiên. Viết công thức tính $a_n, S_n(n=1,2,3, \ldots)$ và tìm $\lim S_n$ (giới hạn này nếu có được gọi là tổng diện tích của các hình vuông).
2. Phương pháp giải
Bước 1: Tìm cạnh của hình vuông thứ $n$ dựa vào cạnh của hình vuông thứ $n-1$.
Bước 2: Tính chu vi và diện tích của hình vuông thứ $n$.
Bước 3: Áp dụng công thức tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu $u_1$ và công bội $q$ :
$
S=u_1+u_2+\ldots+u_n+\ldots=\frac{u_1}{1-q}
$
3. Lời giải chi tiết
Diện tích của các hình vuông lập thành một cấp số nhân lùi vô hạn $\left(a_n\right)$ với số hạng đầu là $u_1=1$ và công bội $\frac{1}{2}$ nên công thức tổng quát của $\mathrm{a}_{\mathrm{n}}=\left(\frac{1}{2}\right)^{n-1}$.
Ta có: $S_n=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\ldots+\frac{1}{2^n}+\ldots$
Tổng cấp số nhân lùi vô hạn là: $S=\lim S_n=\lim \left(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\ldots+\frac{1}{2^n}+\ldots\right)=\frac{1}{1-\frac{1}{2}}=2$.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Kí hiệu $p_n$ là chu vi của hình vuông thứ $n$ và $Q_n$ là tổng chu vi của $n$ hình vuông đầu tiên. Viết công thức tính $p_n$ và $Q_n(n=1,2,3, \ldots)$ và tìm lim $Q_n$ (giới hạn này nếu có được gọi là tổng chu vi của các hình vuông).
2. Phương pháp giải
Bước 1: Tìm cạnh của hình vuông thứ $n$ dựa vào cạnh của hình vuông thứ $n-1$.
Bước 2: Tính chu vi và diện tích của hình vuông thứ $n$.
Bước 3: Áp dụng công thức tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu $u_1$ và công bội $q$ :
$
S=u_1+u_2+\ldots+u_n+\ldots=\frac{u_1}{1-q}
$
3. Lời giải chi tiết
Chu vi $\mathrm{p}_{\mathrm{n}}$ của hình vuông lập thành một cấp số nhân lùi vô hạn với số hạng đầu $\mathrm{u}_1=4$ và công bội có số hạng tổng quát là: .
$\begin{aligned} & \text { Vậy } 1+\frac{1}{\sqrt{2}}+\frac{1}{(\sqrt{2})^2}+\ldots+\frac{1}{(\sqrt{2})^{n-1}}=1 \cdot \frac{1-\left(\frac{1}{\sqrt{2}}\right)^n}{1-\frac{1}{\sqrt{2}}}=(2+\sqrt{2})\left(1-\frac{1}{(\sqrt{2})^n}\right) \text {. } \\ & \Rightarrow Q_n=4(2+\sqrt{2})\left(1-\frac{1}{(\sqrt{2})^n}\right) \\ & \lim Q_n=\lim 4(2+\sqrt{2})\left(1-\frac{1}{(\sqrt{2})^n}\right)=4(2+\sqrt{2})\left(1-\lim \frac{1}{(\sqrt{2})^n}\right) \\ & =4(2+\sqrt{2})(1-0)=4(2+\sqrt{2}) \\ & \end{aligned}$
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11
Unit 1: Generations
Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học
CLIL
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11