Câu hỏi 4 - trang 73 - Sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 Cánh diều

1. Nội dung câu hỏi

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, cần thực hiện những biện pháp gì và vai trò của các biện pháp đó trong các trường hợp sau:

a) Sản xuất (nuôi trồng động, thực vật)

b) Bảo quản thực phẩm

c) Chế biến thực phẩm

 

2. Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức lí thuyết về vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

3. Lời giải chi tiết

Trường hợp

Biện pháp

Vai trò của biện pháp

a) Sản xuất (nuôi trồng động, thực vật)

- Chọn giống an toàn, sạch bệnh.

- Đảm bảo môi trường nuôi trồng an toàn, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm bởi các tác nhân như kim loại nặng, hoá chất công nghiệp, kí sinh trùng, virus,…

- Sử dụng các loại thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, kháng sinh,… được cấp phép và sử dụng đúng về liều lượng, đảm bảo thời gian cách li.

Đảm bảo cho các nguyên liệu thực phẩm đạt an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa các tác nhân gây hại cho sức khoẻ của con người.

b) Bảo quản thực phẩm

- Thực phẩm sau khi nấu, không ăn luôn cần được đậy kín, không cho ruồi, bọ, gián,... tiếp xúc với thực phẩm.

- Đảm bảo các dụng cụ chứa đựng, bao gói an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, rò rỉ, có nắp kín, dễ dàng vệ sinh.

- Không để ô nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào thực phẩm chín hoặc ô nhiễm từ môi trường vào thực phẩm.

- Không dùng các hoá chất, phương pháp bảo quản trái quy định.

- Đối với thức ăn còn dư, muốn giữ lại cần bảo quản nóng (gần hoặc trên 60°C) hoặc bảo quản lạnh (gần hoặc dưới 10°C). Sau bảo quản, đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn.

- Đảm bảo với mỗi loại thực phẩm đều được bảo quản theo quy định riêng, tránh hư hỏng, ẩm mốc.

Đảm bảo cho các nguyên liệu thực phẩm chưa qua chế biến hoặc thực phẩm đã qua chế biến không bị nhiễm các tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian bảo quản. 

c) Chế biến thực phẩm

- Sử dụng nguyên liệu an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Sử dụng nguồn nước sạch. Sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến đúng quy định.

- Người chế biến cần đảm bảo vệ sinh cá nhân: trang phục gọn gàng, sạch sẽ khi chế biến thực phẩm; không tiếp xúc với thực phẩm khi đang mắc các bệnh truyền nhiễm; không khạc nhổ, hút thuốc,... trong khi tiếp xúc gần thực phẩm hoặc các khu vực chế biến, ăn uống; rửa tay đúng cách và đúng thời điểm; không dùng tay không trực tiếp bốc, chia thực phẩm;…

- Dụng cụ chế biến an toàn: phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo; sử dụng các loại dụng cụ không gây ô nhiễm các chất hoá học từ dụng cụ vào thực phẩm; không dùng chung dụng cụ cho thực phẩm sống và chín;…

- Khu vực chế biến an toàn: gọn gàng, sạch sẽ, khô ráo, không ẩm mốc.

- Thực hiện sơ chế, chế biến phù hợp với từng loại thực phẩm nhất là những thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao như cá nóc, cóc, sắn, măng,...

- Nấu chín kĩ trước khi ăn. Ăn ngay sau khi nấu chín.

- Rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng. Không nên ăn các thực phẩm sống, tái, gỏi.

Đảm bảo cho các thực phẩm sau chế biến không bị nhiễm các tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trinh chế biến. 

 

 
Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved