1. Nội dung câu hỏi
Em hãy sưu tầm một bản tin về các loại bệnh mà con người có thể mắc phải do ô nhiễm môi trường và chia sẻ với các bạn trong lớp.
2. Phương pháp giải
Sưu tầm một bản tin về các loại bệnh mà con người có thể mắc phải do ô nhiễm môi trường và chia sẻ với các bạn trong lớp.
3. Lời giải chi tiết
(*) Tham khảo:
Mầm bệnh từ ô nhiễm môi trường
Hiện nay, đối tượng phải nhập viện từ những bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường như: Hen, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính… thường tập trung ở khu vực nội thành chật chội nhưng đông dân cư. Trong khi đó, chi phí cho mỗi đợt điều trị những căn bệnh này (đặc biệt là người bị tắc nghẽn phổi mãn tính) có khi lên tới hàng chục triệu đồng với thời gian kéo dài hàng tháng. Đáng chú ý, tỷ lệ người mắc bệnh từ chính môi trường sống của mình đang ngày càng gia tăng, đó là những người thường xuyên hít phải khí thải từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy, từ thuốc lá…
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cơ thể sống khác. Một khi môi trường bị ô nhiễm thì môi trường đất và không khí bị tác động nhiều nhất, nó được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, khó thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý gây ra các bệnh đường tiêu hóa như dịch tả, thương hàn… Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư: Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm và bệnh mất ngủ…
Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường là do hiện nay có nhiều nhà máy vẫn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và chất thải không qua xử lý. Nồng độ khí thải công nghiệp của các nhà máy ở gần khu dân cư đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy dệt, may… có nồng độ bụi cũng đều vượt quá giới hạn. Bên cạnh đó, ô nhiễm ở các làng nghề đã báo động. Đặc biệt, các khu công nghiệp đã thải trên 450.000m3 nước/ ngày đều chưa qua xử lý. Lượng nước thải ô nhiễm này đổ trực tiếp vào các sông, hồ, mương, ao… làm ô nhiễm nguồn nước. Và nguồn nước bị ô nhiễm đó lại dùng để tưới rau nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân trong thành phố. Đồng thời, khói, bụi các nhà máy sản xuất hóa chất như sơn, chất dẻo, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật… thải ra ngày một nhiều. Mỗi ngày có hàng nghìn xe ô tô chở chất thải xây dựng từ các công trình lớn, nhỏ của các công ty xây dựng, của nhà dân chạy trên đường. Rồi cát, bụi từ các công trình đã cuốn theo gió, bay lơ lưởng trong không khí. Khói xăng, dầu từ những chiếc xe máy, xe ô tô, nhất là xe buýt thải ra thành từng vệt đen sì trên đường. Cùng với việc trên là tình trạng ô nhiễm thực phẩm, rau quả tươi do hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do cơ quan chức năng chưa kiểm soát được tình trạng nhập lậu, buôn bán và sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật cấm đối với các loại thực phẩm và rau quả.
Trước nguy cơ ô nhiêm môi trường như thế, Bộ Y tế cho biết, mỗi năm chỉ có khoảng 30% - 35% công nhân, người dân lao động đi khám sức khỏe định kỳ. Trong đó, có 2/3 số người đi khám đều có kết luận là sức khỏe kém. Một số bệnh mà nhiều người thường mắc phải, đó là bệnh viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi…Trước đây, đối tượng mắc các bệnh trên chủ yếu là những người làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với bụi như công nhân xây dựng, công nhân sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, hóa chất… nhưng bây giờ nhiều người không làm trong môi trường đó cũng bị mắc. Các bệnh do môi trường gây ra vẫn tiếp tục phát triển, một số người đã bị biến chứng như lao, suy hô hấp, nhiễm khuẩn phế quản, phổi… Bên cạnh đó, số người mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan B, viêm não, nhiễm giun sán và bệnh phụ khoa… do liên quan đến việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm và thực phẩm, rau quả có chất bảo vệ thực vật cũng tăng cao. Dự báo trong 5 năm tới, số người mắc các bệnh liên quan đến môi trường sẽ còn tăng nhanh hơn nữa nếu như không tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Để khắc phục tình trạng trên, cần phải tập trung xử lý các loại hóa chất độc hại, tiếng ồn, ô nhiễm không khí, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ nguồn nước… Đồng thời, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị bệnh có hiệu quả, nhất là người dân tại các đô thị lớn, sống gần các khu công nghiệp… và điều quan trọng nhất là mỗi người phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như không vứt rác, đổ chất thải bừa bãi; nên sử dụng nguồn nước sạch; phải đeo khẩu trang, kính bảo hộ khi lao động hoặc khi đi đường; cần chú ý hơn việc sử dụng nguồn thực phẩm, rau quả đảm bảo chất lượng, không có chất bảo vệ thực vât
Chương 2. Chương trình đơn giản
PHẦN 3. LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)
Thu vịnh - Nguyễn Khuyến
C
Chương 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều