Một người vừa vô tình giẫm phải kim tiêm bên lề đường khiến anh ta bị chảy máu. Một số biện pháp được đưa ra để xử lí vết thương như sau:
(1) Rửa vết thương nhiều lần bằng xà phòng.
(2) Sát trùng vết thương bằng cồn 70 %.
(3) Khâu hoặc băng kín vết thương.
(4) Sử dụng kháng sinh để ngăn vết thương không bị nhiễm trùng.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Trong các biện pháp trên, biện pháp nào không được dùng để xử lí vết thương? Giải thích.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về các bệnh truyền nhiễm ở người.
3. Lời giải chi tiết
Các biện pháp không được dùng để xử lí vết thương:
(3) Khâu hoặc băng kín vết thương. Vì nếu vết thương chưa được xử lí bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp thì các tác nhân gây bệnh sẽ phát triển gây nhiễm trùng, tổn thương các tế bào; nếu băng kín vết thương sẽ ức chế quá trình hộ hấp của các tế bào.
(4) Sử dụng kháng sinh để ngăn vết thương không bị nhiễm trùng. Vì mỗi loại kháng sinh có một tác dụng nhất định và chỉ tác dụng lên vi khuẩn, không có tác dụng lên virus, nấm và các vi khuẩn không có thành tế bào. Bên cạnh đó, nên hạn chế sử dụng kháng sinh khi chưa biết chính xác mình bị nhiễm loại vi khuẩn nào để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Người này có nguy cơ cao bị nhiễm loại virus nào? Có thể dùng phương pháp nào để xác định sự có mặt của loại virus đó?
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về các bệnh truyền nhiễm ở người.
3. Lời giải chi tiết
Người này có nguy cơ nhiễm các loại virus có khả năng lây nhiễm qua đường máu như HIV, virus viêm gan B,... Có thể xác định sự có mặt của virus trong cơ thể bằng cách xét nghiệm máu, xét nghiệm ELISA để xác định sự có mặt của kháng nguyên hoặc kháng thể hoặc xét nghiệm PCR để xác định sự có mặt của nucleic acid của virus.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Giả sử kết quả xét nghiệm cho thấy trong cơ thể anh ta có sự xuất hiện của loại virus trên, theo em, người này cần làm những việc gì?
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về các bệnh truyền nhiễm ở người.
3. Lời giải chi tiết
Người này cần:
- Tìm hiểu thông tin về loại virus bị nhiễm ở các nguồn tin cậy.
- Chủ động đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để theo dõi sức khoẻ thường xuyên, nghe tư vấn và thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không quan hệ tình dục, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân, không tham gia hiến máu,... để tránh lây lan virus cho người khác.
- Trường hợp cần sử dụng thuốc thì phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khoẻ.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 11
Bài 7: Tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu về Liên minh châu Âu - Tập bản đồ Địa lí 11
Unit 9: Social issues
Chương 2. Nitơ - Photpho
Unit 8: Becoming independent
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11