Video hướng dẫn giải
1. Khi hòa tan đường vào nước, đường bị biến đổi thành chất khác không?
2. Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó
3. Quan sát hình 16.1 và hãy chỉ ra loại nước nào là hỗn hợp đồng nhất? không đồng nhất?
Câu 1
1: Khi hòa tan đường vào nước, đường bị biến đổi thành chất khác không?
Phương pháp giải:
Đường bị hòa tan trong nước
Lời giải chi tiết:
Khi ta hòa tan đường vào nước, đường bị tan ra, nước đường vẫn giữ được có vị ngọt của đường, trong suốt không có kết tủa hay khí sinh ra
=> Khi hòa tan đường vào nước thì đường không bị biến đổi thành chất khác.
Câu 2
2: Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó
Phương pháp giải:
- Dung môi thường chiếm phần nhiều trong dung dịch
- Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi
Lời giải chi tiết:
Nước muối: dung môi là nước, chất tan là muối ăn
Giấm ăn: dung môi là nước, chất tan là giấm
Nước giải khát có gas: dung môi là nước, chất tan là đường, khí cacbonic và một số chất phụ gia.
Câu 3
3: Quan sát hình 16.1 và hãy chỉ ra loại nước nào là hỗn hợp đồng nhất? không đồng nhất?
Phương pháp giải:
- Hỗn hợp đồng nhất: không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần
- Hỗn hợp không đồng nhất: xuất hiện ranh giới giữa các thành phần
Lời giải chi tiết:
- Hỗn hợp đồng nhất: nước cất tiêm, nước đường
- Hỗn hợp không đồng nhất: nước cam
CHƯƠNG IV: HỖN HỢP - TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP
Đề thi học kì 1
Bài 7: Thế giới cổ tích
Bài 2: Gõ cửa trái tim
Bài 4: Văn bản nghị luận
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6