Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Mục 1
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
* Thế giới:
- Đến năm 1950, tình hình thế giới thay đổi có nhiều thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
- Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1 - 10 - 1949), nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
- Năm 1950, chính phủ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
- Cách mạng Lào và Campuchia cũng có những chuyển biến tích cực.
- Phong trào chống chiến tranh đế quốc của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp ngày càng lên cao.
* Trong nước:
- Lực lượng kháng chiến của ta ngày càng trưởng thành, hậu phương được củng cố về mọi mặt.
- Sau nhiều thất bại liên tiếp, Pháp ngày càng lún sâu vào những khó khăn về tài chính, buộc Pháp phải dựa vào Mĩ để tiếp tục chiến tranh.
Ban Thường vụ trung ương Đảng họp bàn mở chiến dịch Biên giới
Mục 2
2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc
* Âm mưu của Pháp
Với sự viện trợ của Mĩ, ngày 13 - 5 - 1949 Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve với nội dung:
- Thiết lập hệ thống phòng ngự dày đặc trên đường số 4 (Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn) nhằm khóa chặt biên giới Việt - Trung, tách rời cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
- Thiết lập hành lang Đông - Tây nối Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La nhằm tách rời căn cứ địa Việt Bắc với hậu phương.
=> Bao vây, cô lập làm cho Việt Bắc suy yếu, tổ chức tấn công tiêu diệt căn cứ địa lần thứ hai, kết thúc chiến tranh. Pháp đã chấp nhận đánh lâu dài với ta.
* Chủ trương của ta
- Tháng 6 - 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông con đường liên lạc giữa quốc tế và cách mạng Việt Nam, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.
=> Đảng đã quyết định đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới nhằm làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp, đập tan âm mưu tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc.
* Diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
- Sáng 18 - 9 - 1950, quân ta tiêu diệt địch tại Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.
- Pháp tổ chức chiếm lại Đông Khê bằng cách cho 2 cánh quân từ Cao Bằng xuống và từ Thất Khê lên.
- Đoán được ý định của địch, quân ta mai phục trên đường số 4, tiêu diệt hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê, Pháp buôc phải rút quân về Na Sầm và Lạng Sơn, đến ngày 22 - 10 thì rút khỏi đường số 4.
Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
* Kết quả
- Sau hơn 1 tháng chiến đấu, quân ta đã giải phóng đươc biên giới Việt - Trung, “hành lang Đông - Tây bị chọc thủng ở Hòa Bình”.
- Thế bao vây đã được giải, kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.
ND chính
Tóm tắt Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950: hoàn cảnh lịch sử mới; âm mưu của Pháp; chủ trương của ta và diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 9
Bài 30
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 – Hóa học 9
Đề thi vào 10 môn Toán Cà Mau