Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.ông - Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931nh - Cao Bá Quát
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.
Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí
1. Từ khi viết những tác phẩm đầu tiên (1936) cho đến khi ngã xuống trên đường đi công tác (1951) Nam Cao cầm bút vỏn vẹn có 15 năm. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, ông đã làm nên sự nghiệp của một đời văn. Người ta xem ông là nhà văn hiện thực xuất sắc, là nhà văn hàng đầu Việt Nam thế kỉ XX.
Nhiều tác phẩm của ông cho đến nay vẫn tràn đầy sức sồng. Nhiều nhân vật của ông vẫn sống giữa cuộc đời hôm nay. Tạo được những trang viết như thế chứng tỏ bút lực của Nam Cao có sức sống mãnh liệt. Đó là bút lực của một nhà văn có quan niệm nghệ thuật sâu sắc và đúng đắn.
Nam Cao không viết thành hệ thống quản lí luận tư tưởng nghệ thuật của mình. Nhưng tư tưởng ấy được bộc lộ khá rõ nét trong nhiều tác phẩm của ông, đặc biệt như trong truyện ngắn “Đời thừa”. Chính vì thế, nhiều người xem “Đời thừa” là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao.
2. Đọc “Đời thừa” của Nam Cao người đọc có thể tìm thấy nhiều quan niệm nghệ thuật sâu sắc ẩn chứa trong đó.
2.1. Trước hết là quan niệm của ông về nghệ thuật cuộc đời. Ông cho rằng nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời.
Trước đây, trong truyện ngắn “Trăng sáng” ông đã phê phán thứ nghệ thuật thoát ly cuộc đời. Theo ông nghệ thuật mà không thoát ra từ những kếp lầm than, đau khổ thì chỉ là thứ “ánh trăng lừa dối". Ông cho rằng nghệ thuật phải miêu tả chân thật cuộc đời.
Ở “Đời thừa”, ông lại phê phán thứ văn chỉ mới miêu tả được cái bề ngoài của xã hội. Ông để cho nhân vật Hộ trong truyện ngắn này đánh giá cuốn ‘Đường về” của nhân vật Quyên chỉ là một cuốn sách xoàng “xoàng lắm”, chỉ có giá trị địa phương thôi, vì nó mới chỉ miêu tả được cái bề ngoài của xã hội.
Như vậy, ở “Trăng sáng”, ông phê phán văn chương thoát ly, thì ờ “Đời thừa" ông lại phê phán thứ văn chương tả chân hời hợt. Trước sau ông đều khẳng định văn chương phải gắn bó với cuộc đời, phán ánh được chiều sâu của cuộc đời.
Từ đó ông cho rằng một tác phẩm có giá trị phải là một tác phẩm thể hiện được những “rung động của đời". Hơn thế nữa một tác phẩm thật sự có giá trị là tác phẩm “vượt lên trên tất cả mọi bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi... Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công binh -Và làm cho người gần người hơn
Giá trị của văn chương chính là ý nghĩa của nó đối với cuộc đời. Văn chương chỉ có giá trị khi nó vượt lên mọi bờ cõi và giới hạn, khi nó là của chung của loài người. Nó phải có giá trị nhân loại
Hơn thế nữa văn chương có giá trị khi tác động mạnh mẽ đối với con người và cuộc đời: chứa đựng cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi. Nó làm cho người gần người hơn.
Giá trị của văn chương còn là ý nghĩa nhân dân mà nó mang đến cho đời khi nó ca tụng lòng thương, tình bác ái và sự công bình.
Những lời lẽ tưởng như là bốc đồng của nhân vật Hộ giữa đám bạn bè hóa ra lại là những tuyên ngôn nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Nam Cao. Gần như ông đã nói đến những điều cơ bản nhất, chủ yếu nhất cái làm nên giá trị đích thực của văn chương. Quan niệm ấy của ông rất gần gũi với quan niệm chúng ta ngày nay.
2.2. Nhưng Nam Cao không chỉ tuyên ngôn về ý nghĩa của văn chương đối với cuộc đời, mà ông còn đề cập khá sâu sắc đến nghề văn và sáng tạo trong văn chương.
Ông cho rằng nghề văn là một nghề cao quý. Nghề văn đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm và trách nhiệm. Nam Cao cho rằng sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương, nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Nhân vật đã phải đau đớn, xót xa, day dứt như thế nào khi phải cho in những cuốn văn viết vội, khi phải viết những “bài báo để người ta đọc rồi quên ngay". Anh mắng mình, xỉ vả minh như xỉ vả một kẻ khốn nạn.
Mặt khác Nam Cao cũng cho rằng nghề văn cũng là một nghề sáng tạo. Ông viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo ra những gì chưa có”.
Theo Nam Cao, Văn chương không phải là nghề của những người thợ khéo tay làm theo những khuôn mẫu có sẵn. Bởi vì dù “khéo tay’’ đến đâu mà làm theo những “khuôn mẫu có sẵn” thì còn đâu là sáng tạo nữa, mà chỉ tạo nên những trang viết nhợt nhạt, thiếu sức sống mà thôi.
Nhận thức này của Nam Cao có lẽ phần nào có sự chiêm nghiệm của chính ông về những năm tháng cầm bút đầu tiên trong cuộc đời. Lúc này, Nam Cao viết nhiều bài thơ, truyện ngắn theo cách thức khuôn mẫu của văn chương đương thời, nhưng rồi ông đã nhận ra những tác phẩm ấy thiếu hơi thở của cuộc đời nhợt nhạt thiếu sức sống vì chưa thoát khỏi sự khéo tay, chưa vượt qua những “khuôn mẫu có sẵn”, ông chuyển sang khuynh hướng hiện thực. Và từ đây những trang viết của ông mang cái ấm nóng hơi thở cuộc đời. Ông nhận ra rằng văn chương không thể dập khuôn, càng không thể là “thấy người ta ăn khoai mình cũng vác mai đi đào”.
Từ nhận thức đó ông khẳng định, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết sáng tạo. Nhà văn phải là người khám phá những nét bản chất của đời sống ở cái bề sâu của nó, chứ không phải chỉ nhìn cái hời hợt bề ngoài.
Đó không chỉ là quan niệm mà đã trở thành nỗi trăn trở trong suốt cuộc đời cầm bút của ông. Hình như ở trang viết nào của ông cũng lấp lánh sự sáng tạo.
Cũng như nhiều nhà văn cùng thời, ngòi bút Nam Cao thường hướng về số phận những con người cùng khổ. Cũng như nhiều nhà văn khác, ông nhận ra bao nhiêu xót xa, đắng cay đối với số phận con người. Nhưng có lẽ ít ai nhìn thấy nỗi đau tinh thần của con người thấm thìa như ông. Ông nhận ra cả nỗi đau không được làm người trên gương mặt một con qủy dữ như Chí Phèo, ông nhận ra trong giọt nước mắt khóc cho một con chó của lão Hạc có bao nhiêu day dứt. Ông nhìn một bữa... Những nổi đau ấy đã đọng lại thành những dòng nước mắt trên những dòng nước mắt trên những trang viết của ông.
Hay ở nghệ thuật viết truyện của ông, chúng ta cũng thấy bao nhiêu là sáng tạo. Ông ít chọn cho mình những câu chuyện có cốt truyện như thường gặp, mà đi chọn những chuyện không có cốt truyện để rồi qua đó đưa ra những độc thoại nội tâm, những phân tích tâm lí đặc sắc, tạo nên nét riêng trong cách viết... có thể nói ở đây ta cũng có thể gặp những sáng tạo như vậy trong những trang viết của Nam Cao.
3. Từ đây có thể nói rằng “Đời thừa” không chỉ là truyện ngắn mà còn là tuyên ngôn nghệ thuật. Tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà văn đã xem văn chương là cuộc đời, xem nghề văn là nghề cao quý của con người có thiên lương và trách nhiệm.
Chủ đề 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Unit 10: The ecosystem
Giáo dục pháp luật
Chuyên đề 1. Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
Phần ba: Sinh học cơ thể
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11