Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Mục 1
1. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954
* Chủ trương của Đảng:
- Tháng 9 - 1953, Trung ương Đảng đề ra kế hoạch tác chiến đông - xuân 1953 - 1954 với quyết tâm giữ vững thế chủ động trên chiến trường.
- Phương hướng tác chiến: tập trung lực lượng tấn công vào những chỗ quan trọng về chiến lược nhưng địch tương đối yếu.
- Phương châm tác chiến: “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh chắc, thắng chắc”.
* Diễn biến:
Trong đông - xuân 1953 - 1954, quân ta mở một loạt các chiến dịch tấn công địch trên nhiều hướng:
- Đầu 12 - 1953, ta mở chiến dịch Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, uy hiếp Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ về Điện Biên Phủ.
=> Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của địch.
- Cũng trong tháng 12 ta phối hợp với lực lượng kháng chiến Lào mở chiến dịch Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt và bao vây Xê-nô. Buộc địch phải điều động quân đến giữ Xê-nô.
=> Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ 3 của Pháp.
- Tháng 1-1954, ta mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Phong-xa-lì và bao vây Luông Pha-bang, buộc địch phải điều động quân từ đồng bằng Bắc Bộ đến Luông Pha-bang.
=> Luông Pha-bang trở thành nơi tập trung quân thứ 4 của Pháp.
- Tháng 2 - 1954, ta mở chiến dịch tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng được Kon Tum, bao vây Plâyku, buộc địch phải điều động quân từ Tuy Hòa về Plâyku.
=> Plâyku trở thành nơi tập trung quân thứ 5 của Pháp.
Hình thái chiến trường trên các mặt trận đông - xuân 1953 - 1954
* Ý nghĩa:-
Bước đầu làm phá sản kế hoạc Na-va của Pháp, buộc chúng phải phân tán lực lượng và giam chân ở miền núi.
Mục 2
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
* Âm mưu của Pháp:
Pháp - Mĩ xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương để trở thành nơi quyết chiến với bộ đội chủ lực của Việt Nam.
* Chủ trương của ta:
- Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.- Mục tiêu: tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc.
* Diến biến:
Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13 - 3 - 1954 đến ngày 7 - 5 - 1954 và được chia làm 3 đợt:
- Đợt 1: quân ta tiến công và tiêu diệt Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2: quân ta tiến công và tiêu diệt căn cứ phía Đông phân khu Trung tâm.
- Đợt 3: quân ta đồng loạt tấn công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt sở chỉ huy của địch.
* Kết quả:
- Ta tiêu diệt toàn bộ cứ điểm. Loại bỏ khỏi vòng chiến đấu 16 200 tên địch, phá hủy 62 máy bay và toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắt sống tướng Đờ-cát-xtơ-ri.
Lá cờ chiến thắng bay trên nóc hầm Tướng Đờ Ca-xtơ-ri
ND chính
Tóm tắt Cuộc tiến công của chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954: âm mưu của địch; chủ trương của ta; diễn biến chính và kết quả.
CHƯƠNG 1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Đề thi vào 10 môn Anh Hà Nội
Tải 30 đề thi học kì 1 của các trường Toán 9
Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Văn 9
Bài 4: Bảo vệ hòa bình