Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 - 1954)
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KÌ II
Đề bài
Câu 1. Hãy cho biết ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?
Câu 2. Nhận xét vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 3. Trình bày hoàn cảnh và nội dung của hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)?
Câu 4. Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
Lời giải chi tiết
Lời giải câu 1:
Đề bài:
Hãy cho biết ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Phương pháp:
Xem lại mục
3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập đảng
Giải chi tiết:
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc.
- Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Lời giải câu 2:
Đề bài:
Nhận xét vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Phương pháp:
Xem lại
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Giải chi tiết:
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
Thứ nhất, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.
Thứ hai, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng:
+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
+ Tháng 6 - 1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.
+ Tháng 7 - 1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.
+ Ngày 11 - 11 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
+ Tháng 6 - 1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.
Thứ ba, triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng (1930):
Tại Hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất cùng các đại biểu thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Lời giải câu 3:
Đề bài:
Trình bày hoàn cảnh và nội dung của hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)?
Phương pháp:
Xem lại
Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9 - 1939 đến tháng 3 - 1945
Giải chi tiết:
* Hoàn cảnh lịch sử:
Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.
* Nội dung:
- Khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị 6 và 7 nhưng đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu.
- Tạm gác khẩu hiệu "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức ...
- Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn này: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
- Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
- Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ Việt Minh được công bố chính thức.
Lời giải câu 4:
Đề bài:
Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Phương pháp:
Xem lại
nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Giải chi tiết:
Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
* Đối với Việt Nam:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta.
- Bảo vệ được thành quả của cách mạng tháng Tám.
- Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.
* Đối với quốc tế:
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, một dân tộc dù đất không rộng, người không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, có đường lối quân sự, chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế, thì hoàn toàn có khả năng giành thắng lợi.
Đề thi vào 10 môn Văn Điện Biên
Đề thi vào 10 môn Văn Trà Vinh
Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Sinh 9
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY