Đề bài
Câu 1: Trong các đại lượng vật lí sau đây, đại lượng nào là vectơ?
A. Đường sức điện
B. Điện tích
C. Cường độ điện trường
D. Điện trường
Câu 2: Hai điện tích điểm q1 = 4q và q2 = -q đặt tại hai điểm A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0 cách B một khoảng
A. 27cm B. 9cm
C. 18cm D. 4,5cm
Câu 3: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5J thì thế năng của nó tại B là:
A. 0J. B. -2.5 J.
C. 5 J D. -5J
Câu 4: Một vật mang điện âm là do
A. hạt nhân nguyên tử của nó có số nơtrôn nhiều hơn số prôtôn.
B. hạt nhân nguyên tử của nó có số prôtôn nhiều hơn số nơtrôn
C. nó có dư electrôn.
D. nó thiếu electrôn.
Câu 5: Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F. Điện tích của tụ điện bằng 86 μC. Hỏi hiệu điện thế trên hai bản tụ điện bằng bao nhiêu?
A. U = 27,2V B. U = 37,2V
C. U = 47,2V D. U = 17,2V
Câu 6: Có bốn vật A,B,C,D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu
B. Điện tích của vật A và D cùng dấu
C. Điện tích của vật B và D cùng dấu
D. Điện tích của vật A và C cùng dấu
Câu 7: Một hạt bụi khối lượng 3,6.10-15 kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Điện tích của nó bằng 4,8.10-18 C. Hỏi điện trường giữa hai tấm đó, lấy g = 10m/s2.
A. E = 750 V/m
B. E = 7500 V/m
C. E = 75 V/m
D. E = 1000 V/m
Câu 8: Có hai điện tích q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1 >0 và q2 <0 B. q1 <0 và q2 >0
C. q1.q2 >0 D. q1.q2 <0
Câu 9: Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 500V. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách của hai bản tụ điện tăng gấp hai lần. Hiệu điện thế của tụ điện khi đó
A. tăng hai lần B. tăng bốn lần
C. giảm bốn lần D. giảm hai lần
Câu 10: Hai điện tích điểm q1 = 10-9 C và q2 = -2.10-9C hút nhau bằng lực có độ lớn 10-5N khi đặt trong không khí. Khoảng cách giữa chúng là
A. \(3\sqrt 2 cm\) B. \(4\sqrt 2 cm\)
C. 3 cm D. 4 cm.
Lời giải chi tiết
1. C | 2. B | 3. A | 4. C | 5. D |
6. B | 7. B | 8. C | 9. A | 10. A |
Câu 1:
Cường độ điện trường là đại lượng vecto.
Chọn C
Câu 2:
Hai điện tích q1,q2 trái dấu nên điểm có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0 phải nằm ngoài đoạn thẳng AB và do \(\left| {{q_1}} \right| > \left| {{q_2}} \right|\) nên điểm này phải nằm về phía B.
Ta biểu diễn cường độ điện trường tại C như hình vẽ.
Tại C: \({E_A} = {E_B}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{k\left| {4q} \right|}}{{{{\left( {r + 9} \right)}^2}}} = \frac{{k\left| { - q} \right|}}{{{r^2}}}\\ \Rightarrow {\left( {r + 9} \right)^2} = 4{{\rm{r}}^2} \Leftrightarrow r = 9cm\end{array}\)
Chọn B
Câu 3:
Ta có: \({A_{AB}} = {{\rm{W}}_A} - {{\rm{W}}_B}\\ \Rightarrow {{\rm{W}}_B}{\rm{ = }}{{\rm{W}}_A} - {{\rm{W}}_{AB}} = 2,5 - 2,5 = 0J\)
Chọn A
Câu 4:
Một vật mang điện âm là do nó có dư electron.
Chọn C
Câu 5:
Ta có: \(U = \frac{Q}{C} = \frac{{{{86.10}^{ - 6}}}}{{{{5.10}^{ - 6}}}} = 17,2V\)
Chọn D
Câu 6:
Ta có:
Lực tương tác giữa hai điện tích là lực đẩy khi q1.q2 > 0
Lực tương tác giữa hai điện tích là lực hút khi q1.q2 < 0
Theo đề bài ta có:
+ A hút B => qA. qB <0
+ A đẩy C => qA.qC >0
+ C hút D => qC.qD <0
=> A và C cùng dấu, B và D cùng dấu, A và D khác dấu
Chọn B
Câu 7:
Do P hướng xuống nên để hạt bụi lơ lửng được thì F phải hướng lên trên ⇒ E hướng lên trên hay tấm kim loại bên dưới tích điện dương, tâm kim loại trên tích điện âm.
\(\begin{array}{l}F = P \Rightarrow qE = mg\\ \Rightarrow E = \frac{{mg}}{q} = \frac{{3,{{6.10}^{ - 15}}.10}}{{4,{{8.10}^{ - 18}}}} = 7500V/m\end{array}\)
Chọn B
Câu 8:
Ta có: Tương tác giữa hai điện tích là tương tác đẩy khi q1.q2 >0.
Chọn C
Câu 9:
Ta có: \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{4\pi k{\rm{d}}}}\) => khi d tăng gấp 2 lần thì \(C' = \frac{C}{2}\)
Lại có: \(Q = CU = C'U' \Rightarrow U' = \frac{C}{{C'}}.U = 2U\) => hiệu điện thế của tụ tăng gấp đôi
Chọn A
Câu 10:
Ta có:
\(\begin{array}{l}F = {9.10^9}.\frac{{\left| {{{10}^{ - 9}}.( - 2){{.10}^{ - 9}}} \right|}}{{{r^2}}} = {10^{ - 5}}\\ \Rightarrow r = 0,03\sqrt 2 m = 3\sqrt 2 cm\end{array}\)
Chọn A
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
CHUYÊN ĐỀ 3: DOANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Vocabulary Expansion
Tổng hợp từ vựng lớp 11 (Vocabulary) - Tất cả các Unit SGK Tiếng Anh 11 thí điểm
Unit 9: The Post Office - Bưu điện
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11