Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2
Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong xã hội Việt Nam, giai cấp nào bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng không có lối thoát?
A. Tiểu tư sản.
B. Tư sản dân tộc.
C. Nông dân.
D. Công nhân.
Câu 2. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập
A. Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
B. Đảng Xã hội Pháp.
C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
D. Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 3. Giai cấp nào ở nước ta ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
A. Địa chủ B. Tiểu tư sản
C. Nông dân D. Công nhân
Câu 4. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta yêu cầu nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo
A. Nông dân B. Công nhân
C. Tư sản D. Tiểu tư sản
Câu 5. Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc chuyển biến từ một người yêu nước thành chiến sĩ Cộng sản?
A. Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. Giữa 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
C. Tháng 6 - 1923, sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế Nông dân và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924).
D. Tháng 6 – 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vecxai.
Câu 6. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm là gì?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập.
B. Phát triển cân đối giữa các ngành.
C. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc Pháp.
D. Phát triển chậm và lệ thuộc vào Pháp.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Hãy nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1925.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | D | B | D | A | C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 78.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng không lối thoát.
Chọn đáp án: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 81.
Cách giải:
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đứng về đa số đại biểu Đại hội bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Chọn đáp án: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 78.
Cách giải:
Giai cấp tiểu tư sản, tư sản ở Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Chọn đáp án: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 80.
Cách giải:
Giai cấp tiểu tư sản đã lãnh đạo cuộc đấu tranh yêu cầu nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925).
Chọn đáp án: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 82, suy luận.
Cách giải:
Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu sự chuyển biến Nguyễn Ái Quốc từ một nhà yêu nước trở thành một chiến sĩ Cộng sản.
Chọn đáp án: A
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 77, suy luận.
Cách giải:
Do tác động bởi cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của Pháp.
=> Đặc điểm kinh tế Việt Nam là phát triển mất cân đối và lệ thuộc vào Pháp.
Chọn đáp án: C
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk trang 80, phân tích, nhận xét.
Cách giải:
- Về lực lượng: có những sĩ phu đã chuyển sang lập trường dân chủ tư sản tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, có những hoạt động đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản, phong trào công nhân, nông dân.
- Về mục tiêu: có những phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản, có những hoạt động theo khuynh hướng vô sản, tiêu biểu là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
- Về hình thức đấu tranh: tập hợp, công khai, hoạt động bí mật, bất hợp pháp.
- Về quy mô: rộng lớn, kể cả ở nước ngoài như: Pháp, Trung Quốc.
Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Đề kiểm tra 45 phút - Chương 1 – Hóa học 12
Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 12
Unit 2. Cultural Diversity
Đề kiểm tra 15 phút