Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Bài 28. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX?
A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng (31-8-1858).
B. Quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng (1-9-1858).
C. Pháp tấn công thành Gia Định (17-2-1859).
D. Quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa (24-2-1859).
Câu 2. Trước tình thế khó khăn của thực dân Pháp trong năm 1860, triều đình nhà Nguyễn đã có động thái gì?
A. Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
B. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
D. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 3. Quân Pháp đã có hành động gì sau khi làm cho đại đồn Chí Hòa thất thủ vào ngày 24-2-1961?
A. Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.
B. Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.
C. Tiêu diệt lực lượng còn lại ở Gia Định.
D. Chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Câu 4. Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước
A. Giáp Tuất.
B. Nhâm Tuất.
C. Hácmăng.
D. Patonot.
Câu 5. Nội dung nào minh chứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại vào năm 1858?
A. Nguyễn Tri Phương lãnh đạo nhân dân kháng chiến giành nhiều thắng lợi.
B. Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
C. Thực dân chịu nhiều thua thiệt trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
D. Nhân dân ta thực hiện thành công kế hoạch “vườn không nhà trống”.
Câu 6. Pháp tấn công Đà Nẵng vào năm 1858 không vì lí do nào sau đây?
A. Thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Một số gián điệp của Pháp hoạt động ở đây từ trước.
C. Đà Nẵng chỉ cách Huế 100km.
D. Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng trong những năm 1858 - 1859.
Câu 2: (3 điểm) Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm như thế nào? Sai lầm đó đã dẫn đến hậu quả ra sao?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
B | A | D | B | B | D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 115.
Cách giải:
Rạng sáng ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Chọn: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 115.
Cách giải:
Tháng 7 - 1860, phần lớn quân Pháp đều bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên 1 phòng tuyến dài hơn 10km.Tuy nhiên, triều đình nhà Nguyễn vẫn đóng ở đại đồn Chí Hòa với tư thế “thủ hiểm”. Đây là đường lối thiên về phòng thủ và là sai lầm của triều Nguyễn. Sau sự kiện này, triều đình nhà Nguyễn đã có sự phân hóa thành: phái chủ chiến và phái chủ hòa
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 115.
Cách giải:
Đêm 23 rạng sáng ngày 24 -2-1861, quân Pháo mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của Pháp, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 116.
Cách giải:
Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 115, suy luận.
Cách giải:
Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp được thực hiện với mục đích, đánh vào Đà Nẵng sau đó tấn công vào kinh thành Huế buộc triều đình phải đầu hàng. Tuy nhiên, liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã gặp phải sự chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta. Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam. Ông huy động nhân dân đắp lũy ngăn không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa. Đồng thời, nhân dân ta thực hiện “vườn không nhà trống”, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
- Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Đây chính là biểu hiện chứng tỏ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 115, suy luận.
Cách giải:
Sở dĩ Pháp tấn công Đà Nẵng là do:
- Để thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”
- Đà Nẵng là một hải cảng sâu, rộng => tàu chiến có thể ra vào và neo đậu dễ dàng.
- Gần Huế (100k => đèo Hải Vân)
- Đồng bằng Quảng Nam – Quảng Ngãi.
- 1 số gián điệp của Pháp đã hoạt động từ trước.
=> Loại trừ đáp án D: Đây là lí do thực dân Pháp tấn công Gia Định (1859)
Chọn: D
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 114, 115.
Cách giải:
Chiến sự ở Đà Nẵng trong những năm 1858 - 1859:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô, liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.
- Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nầng.
- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến và anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
Câu 2.
Phương pháp: Sgk trang 115, suy luận.
Cách giải:
- Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu. Vì vậy, đã không tận dụng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ.
- Sai lầm của quân đội triều đình Huế tại Gia Định đã làm cho thực dân Pháp có điều kiện củng cố lực lượng. Sau khi kí Hiệp ước Bắc Kinh (25-10-1860), tạm thời kết thúc chiến tranh với Trung Quốc, Pháp đưa thêm quân vào đánh chiếm nước ta.
- Lúc này, mặc dù quân triều đình Huế chống cự quyết liệt, nhưng trước hoả lực mạnh của địch nên phải chịu thất bại. Hậu quả là quân Pháp chiếm được các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.
Unit 12: Which Is the Biggest Planet?
Chương 5. Thiết kế kĩ thuật
Chương III. Khối lượng riêng và áp suất
CHƯƠNG 1: CƠ HỌC
Chủ đề I. Phản ứng hóa học