Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2
Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Câu 1. Lực lượng vũ trang được thành lập trong phong trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh được gọi là
A. Hồng vệ binh B. Hồng quân
C. Cận vệ đỏ D. Tự vệ đỏ
Câu 2. Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách gì về kinh tế?
A. Bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, lấy ruộng đất công chia cho nông dân.
B. Lấy tài sản của đế quốc chia cho dân cày, bỏ thuế thân, thuế rượu, thuế muối.
C. Tịch thu ruộng đất của đế quốc, phong kiến tay sai chia cho dân cày, giảm tô, xóa nợ.
D. Tịch thu tài sản của địa chủ, đế quốc chia cho nhân dân, xóa nợ cho dân nghèo.
Câu 3. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại bài học kinh nghiệm gì?
A. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
B. xây dựng khối liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc.
C. xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
D. thành lập được khối liên minh công nông.
Câu 4. Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương khi nào?
A. tháng 10/1930.
B. tháng 4/1931.
C. tháng 3/1935.
D. tháng 7/1935.
Câu 5. Từ tháng 2 đến tháng 4 -1930, phong trào cách mạng 1930 - 1931 nổ ra với các cuộc đấu tranh của?
A. công nhân và nông dân
B. công nhân và tư sản
C. tư sản và tiểu tư sản
D. tư sản và nông dân
Câu 6. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất ở
A. Sài Gòn. B. Nghệ - Tĩnh.
C. Cố đô Huế. D. Hà Nội.
Câu 7. Hậu quả cơ bản của cuộc khủng hoảng kinh tế 1919-1933 tác động đến xã hội nước ta là
A. đời sống của tất cả giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam rất cực khổ
B. lạm phát phi mã, đời sống nhân dân điêu đứng
C. mâu thuẫn xã hội giữa thực dân Pháp với nhân dân diễn ra sâu sắc
D. nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm
Câu 8. Điều gì chứng tỏ từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển đạt đỉnh cao?
A. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Thực hiện liên minh công-nông bền vững.
C. Phong trào diễn ra khắp cả nước.
D. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập Xô viết.
Câu 9. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nghệ - Tĩnh là
A. khởi nghĩa vũ trang.
B. mít tinh, biểu tình đòi chính quyền thực dân trao trả độc lập.
C. tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang, tấn công vào chính quyền địch ở địa phương, thành lập chính quyền công – nông.
D. xuất bản sách báo tiến bộ tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến.
Câu 10. Nội dung nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?
A. Chính sách khủng bố của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái.
B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
C. Giai cấp địa chủ phong kiến câu kết với Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ với nhân dân.
D. Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp lãnh đạo phong trào đấu tranh.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | D | A | A | B | A | D | C | D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 93.
Cách giải:
Trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
Chọn đáp án: D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 94.
Cách giải:
Về kinh tế, Xô viết thực hiện các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống;…
Chọn đáp án: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 95.
Cách giải:
Phong trào 1930 – 1931 đã để lại nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công – nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.
Chọn đáp án: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 94.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chọn đáp án: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 91.
Cách giải:
Từ tháng 2 đến tháng 4 -1930, phong trào cách mạng 1930 - 1931 nổ ra với các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
Chọn đáp án: A
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 92, suy luận.
Cách giải:
Sáng tháng 9-1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nhệ An và Hà Tĩnh đã thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Chọn đáp án: B
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 91, suy luận.
Cách giải:
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động xấu đến tất cả các giai cấp và tầng lớp:
- Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm phải bán với giá thấp.
- Thợ thủ công bị thất nghiệp, viên chức bị sa thải
- Số đông Tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh.
Chọn đáp án: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 92, suy luận.
Cách giải:
Sang tháng 9-1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hã Tĩnh. Những cuộc biểu tình của nhân dân có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người tham gia kéo đến các huyện lị, tỉnh lị đòi giản sưu thuế. Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt ở nhiều thôn xã, nhiều cấp ủy đảng ở thôn, xã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền gọi là “Xô viết”.
Chọn đáp án: D
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 92, 92, suy luận.
Cách giải:
Các cuộc tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tiêu biểu từ tháng 9 năm 1930, nhất là 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hàng nghìn người đã tham gia kéo đến huyện, lị đòi giảm sưu thuế. Tiêu biểu là cuộc biểu tỉnh của 8000 nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An).
Từ các cuộc biểu tình, thị uy này hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã, thành lập chính quyền công – nông (Chính quyền Xô viết).
Chọn đáp án: C
Câu 10.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, Đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn ra sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
=> Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Chọn đáp án: D
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Review 2
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút - Chương 2 – Hóa học 12
Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải
Tổng hợp từ vựng lớp 12 (Vocabulary) - Tất cả các Unit SGK Tiếng Anh 12