Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2
Đề bài
Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Tài chính, ngân hàng
D. Thương mại, dịch vụ
Câu 2. Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc kinh tế là
A. H. Huvơ B. H.T ruman
C. D. Aixenhao D. Ph. Rudơven
Câu 3. Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế là
A. Đạo luật về ngân hàng
B. Đạo luật phục hưng công nghiệp
C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp
D. Cả ba đạo luật về ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp
Câu 4. Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp là gì?
A. Tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ
B. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu ư vào các ngành công nghiệp theo những hợp đồng dài hạn
C. Cho phép phát triển tự do hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận
D. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thụ với chủ tư bản
Câu 5. Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ ở thập niên 20 của thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?
A. Các nước tư bản trở hành con nợ của Mĩ
B. Mĩ nắm trong tay 60% dự trữ ngoại tệ của thế giới
C. Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp duy nhất của thế giới
D. Nền kinh tế Mĩ tăng trưởng cao, đặc biệt là sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ
Câu 6. Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ chấm dứt khi
A. Dự trữ ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm
B. Mĩ mất vị trí là trung tâm công nghiệp số 1 thế giới
C. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10 – 1929
D. Các nước tư bản vượt Mĩ, vươn lên phá triển mạnh mẽ
Câu 7. Ý nào không phản ánh đúng về tình hình thị trường chứng khoán Mĩ trong ngày 29 – 10 – 1929?
A. Ngày khủng hoảng chưa từng có
B. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%
C. Có loại cổ phiếu giá lại tăng nhanh đến chóng mặt
D. Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời
Câu 8. Để phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chính phủ Rudơven đã thông qua một số đạo luật, ngoại trừ
A. Đạo luật về ngân hàng
B. Đạo luật phục hưng công nghiệp
C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp
D. Đạo luật phát triển du lịch- dịch vụ
Câu 9. Nội dung đúng lí giải đúng nhất về việc số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm 1932 - 1933
A. Từ việc quản lí của chủ ư bản ở một số xí nghiệp, nhà máy, người lao động muốn thay đổi công việc, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp
B. Mong muốn có thu nhập cao, người lao động có nhu cầu tìm việc làm mới, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp
C. Những cuộc khủng hoảng chu kì tác động đến một số lĩnh vực kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh
D. Các ngành kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng, sản xuất đình trệ, tê liệt, phá sản làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp
Câu 10. Mục đích chính của chính sách “láng giềng thân thiện” do Chính phủ Rudơven đề ra và thực hiện trong những năm 1929-1939 là gì?
A. Điều kiện để đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
B. Biến các nước Mỹ Latinh thành “sân sau êm đềm”
C. Cải thiện quan hệ với các nước Mỹ Latinh.
D. Xây dựng nền hòa bình bền vững ở châu Mĩ
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | B | A | D | C | C | D | D | B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 70.
Cách giải:
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Chọn đáp án: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 72.
Cách giải:
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và kinh tế - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.
Chọn đáp án: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 72.
Cách giải:
Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế là đạo luật phục hưng công nghiệp.
Chọn đáp án: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 72.
Cách giải:
Đạo luật phục hưng công nghiệp quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiêp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Chọn đáp án: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 69, suy luận.
Cách giải:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại cho Mĩ những “cơ hội vàng”, nền kinh tế bước vào thời kì phát triển phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Đặc biệt là sự bùng nổ của các ngành sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ đã tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.
Chọn đáp án: D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 70, suy luận.
Cách giải:
Trong khi giai cấp tư sản Mĩ vẫn hết lời ca ngợi sự phồn vinh của nền kinh tế Mĩ thì cuộc khủng hoảng kinh tế chua từng thầy bất ngờ bùng nổ vào tháng 10-1929 chấm dứt thời kì hoàng kim của Mĩ.
=> Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ chấm dứt khi khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào tháng 10-1929.
Chọn đáp án: C
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 70, 71, loại trừ.
Cách giải:
Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoản Niu Oóc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%. Hàng Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
Chọn đáp án: C
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 72, suy luận.
Cách giải:
Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất.
Chọn đáp án: D
Câu 9.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Các ngành kinh tế bị khủng hoảng trần trọng dẫn đến các nhà máy, công ty, xí nghiệp bị phá sản.
Sản xuất đình trệ tê liệt ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
Các công ty phá sản.
=> Số người thất nghiệp tăng lên mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933.
Chọn đáp án: D
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 73.
Cách giải:
Trong những năm 1929-1939 Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra chính sách “láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này. Nói cách khác là để Biến các nước Mỹ Latinh thành “sân sau êm đềm” của Mĩ.
Chọn: B
Hello!
Dương phụ hành - Cao Bá Quát
Chủ đề 2: Giao cầu
Chương 2: Sóng
Chủ đề 2. Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11