Đề bài
Câu 1. Các tác phẩm của tác gia nào được Lê-nin đánh giá như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?
A. Sê-khốp. B. Pu-skin.
C. Lép Tôn-xtôi. D. Trai-cốp-xki.
Câu 2. Cung điện Véc-xai là thành tựu nổi tiếng của văn hóa thế giới thời kì cận đại trên lĩnh vục nào?
A. Văn học B. Điêu khắc
C. Kiến trúc D. Hội họa
Câu 3. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do ai sáng lập?
A. Phu-ri-ê và Ô-oen.
B. Các Mác và Lê-nin.
C. Xanh Xi-mông và Ăng-ghen.
D. Các Mác và Ăng-ghen.
Câu 4. Hô-xê Mác-ti là nhà văn
A. Tiêu biểu cho tình thần đấu tranh, niềm tin vào thắng lợi của đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
B. Nhà văn lớn người Phi-lip-pin với tác phẩm tiêu biểu “Đừng động vào tôi”.
C. Tố cáo kẻ thù xâm lược và miêu tả cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Phi-lip-pin.
D. Là nhà văn cách mạng nổi tiếng Trung Quốc.
Câu 5. Các tác phẩm như Con đầm pích, Hồ Thiên Nga, Người đẹp ngủ trong rừng là của tác giả nổi tiếng nào thời kì cận đại?
A. Hô-xê Mác-ti.
B. Hô-xe Ri-dan.
C. Trai-cốp-xki.
D. Pi-cát-xô.
Câu 6. Ý nào sau đây không đúng khi nói về Mác Tuên?
A. Là nhà văn lớn của Mĩ vào những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
B. Viết tác phẩm: “Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ”
C. Viết các tác phẩm ca ngợi xã hội đương thời, sử dụng bút pháp lãng mạn.
D. Viết các tác phẩm thể hiện lòng yêu thương con người, trước hết là nhân dân lao động nghèo khổ.
Câu 7. Đáp án nào không đúng khi nói về Bét-tô-ven?
A. Là nhà soạn nhạc thiên tài người Đức.
B. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.
C. Là tác giả của những bản giao hưởng số 3, số 5, số 9.
D. Là người có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng.
Câu 8. Văn học phương Tây từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX không chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào?
A. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
B. Đời sống nhân dân lao động khổ cực.
C. Giai cấp tư sản năm quyền thống trị và mở rộng việc xâm chiếm, đô hộ các nước thuộc địa.
D. Chế độ phong kiến áp bức bóc lột nhân dân được phản ánh trong văn học.
Câu 9. Hai câu thơ sau đây nằm trong tác phẩm nào của nhà thơ Puskin?
“Tôi yêu em: đến nay, chừng có thể,
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,”
A. Sương và nắng.
B. Còn lại gì cho em.
C. Tôi yêu em.
D. Em bảo anh đi đi.
Câu 10. Nàng công chúa bị phù phép thành thiên nga trong vở bale Hồ thiên nga của Trai-cốp-xki tên là
A. Giselle. B. Odette
C. Juliet D. Siegfried.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | C | D | A | C | C | D | D | C | B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 39.
Cách giải:
Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và hóa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, ông đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá tác phẩm của Tôn-xtôi như “Tấm gương phản chiến cách mạng Nga”.
Chọn đáp án: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 40.
Cách giải:
Thời cận đại, đặc biệt vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, các lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc,…cũng rất phát triển. Cung điện Véc-xai đươc hoàn thành vào năm 1708 là một côn trình kiến trúc đặc sắc.
Chọn đáp án: C
Câu 3.
Phương pháp: Sgk trang 42.
Cách giải:
Cùng với sự phát sinh và phát triển của giai cấp vô sản, phong trào công nhân, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do C. Mác và Ăng-ghen sáng lập, được Lê-nin phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.
Chọn đáp án: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 40.
Cách giải:
- Đáp án A: Hô-xê Mác-ti là nhà văn nổi tiếng Cu-ba, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh, niềm tin và thắng lợi của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Cu-ba
- Đáp án B: là Hô-xê Ri-dan
- Đáp án C: là Hô-xê Ri-dan
- Đáp án D: Nhà văn Lỗ Tấn.
Chọn đáp án: A
Câu 5.
Phương pháp: Sgk trang 41.
Cách giải:
Trai-cốp-xki là một trong những những điển hình của nền âm nhạc hiện thực thế giới lúc bấy giờ. Tác phẩm nổi tiếng của ông có vở opera Con đầm pích, các vở bale Hồ thiên Nga, Người đẹp ngủ trong rừng,…
Chọn đáp án: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 39, suy luận.
Cách giải:
Mác Tuên (1835-1910) là nhà văn lớn của Mĩ vào thế kỉ XIX – XX, với các tác phẩm nổi tiếng như: Những người I-nô-xăng đi du lịch, Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ. Bằng ngòi bút trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc, ông đã miêu tả chận thực cuôc sống xã hội Mĩ lúc bấy giờ, thể hiện lòng yêu thương con người, trước hết là nhân dân lao động nghèo khổ.
Chọn đáp án: C
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 37, loại trừ.
Cách giải:
Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. Sáng tác của ông thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi tiếng là bản giao hưởng số 3, sô 5, số 9.
Người có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng là Mô-da.
Chọn đáp án: D
Câu 8.
Phương pháp: Sgk trang 38, 39, suy luận.
Cách giải:
Cuôi thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, thắng lợi hoàn toàn trước chế độ phong kiến, văn học phương Tây phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội (sự áp bức của giai cấp tư sản nắm quyền thống trị với nhân dân lao động).
Ở phương Đông, văn học thể hiện cuộc sống nhân dân dưới ách thống trị phong kiến, lòng khát khao và ý chí quật cường, quật khởi của nhân dân trong cuộc đấu tranh đòi lập, tự do.
Chọn đáp án: D
Câu 9.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Bài thơ “Tôi yêu em” của nhà thơ Puskin:
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”
Chọn đáp án: C
Câu 10.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
“Hồ Thiên Nga” là vở Ballet số 20 của Trai-cốp-xki, sáng tác khoảng năm 1875 - 1876. Vở kịch được dựng dựa trên những truyện truyền thuyết xa xưa của Đức kể về Odette, một nàng công chúa bị phù phép thành thiên nga. Vở ballet được công diễn lần đầu ngày 4-3-1877, tại nhà hát Bolshoi với tên “Hồ thiên nga”.
Chọn đáp án: B
B
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
Test Yourself 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 11
Chương 1. Cân bằng hóa học
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11