Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2
Đề bài
Câu 1. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập vào thời gian nào?
A. 7/1920 B. 7/1919
C. 5/1921 D. 7/1921
Câu 2. Ở Ấn Độ, làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao trong khoảng thời gian nào?
A. Những năm 1919 – 1923
B. Những năm 1918 – 1939
C. Những năm 1918 – 1933
D. Những năm 1918 - 1922
Câu 3. Nhân vật nào là người có uy tín lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân Ấn Độ?
A. M. Gan-di B. B. Tilắc
C. Bhagat Singh D. Khadi
Câu 4. Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) có ý nghĩa
A. khẳng định phong trào đấu tranh theo biện pháp hòa bình là đúng.
B. thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh.
C. khẳng định giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào.
D. chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc.
Câu 5. Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mang dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng
A. dân chủ vô sản.
B. giải phóng dân tộc.
C. dân chủ tư sản kiểu mới.
D. tư sản kiểu mới.
Câu 6. Phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 - 1939 là
A. Nội chiến cách mạng lần thứ nhất.
B. Cuộc khởi nghĩa Nam Xương.
C. Phong trào Ngũ Tứ.
D. Cuộc chiến tranh Bắc Phạt.
Câu 7. Mục tiêu của phong trào Ngũ Tứ là
A. Phản đối những hành động của Quốc dân đảng.
B. Đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm.
C. Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
D. Đấu tranh phản đối Trung Quốc tham gia chiến tranh.
Câu 8. Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ Tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là
A. Tư sản dân tộc và nông dân.
B. Sinh viên yêu nước Bắc Kinh.
C. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản.
D. Công nhân, nông dân ở Vũ Xương.
Câu 9. Cho các dữ kiện sau:
1. Mở đầu vai trò cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc;
2. Phong trào Ngũ tứ lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia;
3. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng;
Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo đúng lôgíc;
A. 2, 3, 1. B. 1, 2, 3.
C. 3, 2, 1. D. 2, 1, 3.
Câu 10. Phong trào Ngũ Tứ giương cao khẩu hiệu
A. “Đả đảo đế quốc xâm lược”.
B. “Trung Quốc của người Trung Quốc”.
C. “Trung Quốc độc lập muôn năm”.
D. “Trung Quốc bất khả xâm phạm”.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | A | B | C | C | C | B | D | B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 80.
Cách giải:
Với sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7-1921, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.
Chọn đáp án: D
Câu 2.
Phương pháp: Sgk trang 81.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 – 1922.
Chọn đáp án: D
Câu 3.
Phương pháp: Sgk trang 82
Cách giải:
Giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Ấn Độ là M. Gan-di, một lãnh tụ vĩ đại và có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân Ấn Độ.
Chọn đáp án: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 82.
Cách giải:
Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) đã gió phần thúc đẩy làn sóng chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.
Chọn đáp án: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 79.
Cách giải:
Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mang dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Chọn đáp án: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 79, suy luận.
Cách giải:
Phong trào Ngũ Tứ nổ ra vào ngày 4-5-1919 đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. => Mở đầu thời kì phát triển mới của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 – 1939.
Chọn đáp án: C
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 79, suy luận.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận đã kí Hiệp ước Vécxai – Oasinhton, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật
=> Ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ
Chọn đáp án: C
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 79, suy luận.
Cách giải:
Mở đầu phong trào Ngũ Tứ là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại quảng trường Thiên An Môn, đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ. Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.
Như vậy sinh viên yêu nước Bắc Kinh là lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ Tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ.
Chọn đáp án: B
Câu 9.
Phương pháp: sắp xếp.
Cách giải:
1. Mở đầu vai trò cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc (ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ)
2. Phong trào Ngũ tứ lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia (Lực lượng tham gia phong trào Ngũ Tứ)
3. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng (Vai trò chung của của cách mạng của phong trào Ngũ Tứ)
Chọn đáp án: D (2,1,3)
Câu 10.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Ngày 4 tháng 5 là ngày Chủ nhật. Hơn hai giờ chiều, hơn ba nghìn học sinh của Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm và hơn mười trường học khác tập trung ở Thiên An Môn. Học sinh giương cao khẩu hiệu “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Trừng phạt những kẻ bán nước Tào, Chương, Lục” (chỉ Tào Nhữ Lâm, Chương Tông Tường, Lục Tông Hưng. Lục là người đã cùng Công sứ Nhật Bản ký “hai mươi mốt điều”). Có người diễn thuyết, có người hô khẩu hiệu, có người rải truyền đơn, truyền đơn viết: “Lãnh thổ của Trung Quốc có thể chinh phục chứ không thể chia cắt. Nhân dân Trung Quốc có thể bị giết chứ không thể cúi đầu!” Kêu gọi đồng bảo toàn quốc đứng lên đấu tranh “Ngoại tranh chủ quyền, nội trừ quốc tặc”. Rồi cùng hô: “Trung Quốc tồn vong do chúng ta!”, “Đồng bào, hãy đứng lên!”.
Chọn đáp án: B
Review Unit 8
Bài 9. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo
Unit 1: Generations
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11