PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 - Đề số 5

 

Đề bài

Câu 1. Mục tiêu của Mặt trận Dân chủ Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 là gì?

A. Chống phong kiến thực hiện cách mạng điền địa.

B. Chống chiến tranh bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực.

C. Chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

D. Chống phát xít, xóa bỏ chế độ phong kiến nhằm mục tiêu dân chủ.

Câu 2. Sau khi đàn áp phong trào cách mạng 1930 - 1931, Pháp đã có hành động gì để phá vỡ cơ sở cách mạng ở Lào và Cam-pu-chia?

A. Thực hiện mua chuộc, lôi kéo các phần tử cách mạng.

B. Không có hành đông gì nổi bật.

C. Ráo riết tìm kiếm những người cộng sản.

D. Tập trung lực lượng, đàn áp những người cộng sản.

Câu 3. Phong trào đấu tranh nào ở Campuchia có sự chuyển biến từ đấu tranh chống thuế, bắt phu sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.

A. Cuộc nổi dậy của nông dân ở Công-pong Chơ-năng.

B. Phong trào chống thuế ở Prây-veng.

C. Phong trào chống thuế ở Công-pông Chàm.

D. Phong trào chống thuế ở Bắc Cam-pu-chia.

Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước phương Tây đã thay đổi chính sách đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á như thế nào?

A. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa.

B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.

C. Hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại.

D. Vơ vét khoáng sản đưa về chính quốc.

Câu 5. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dung tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ.

C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến.

D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc.

Câu 6. Cuộc vận động dân chủ ở Lào và Campuchia đầu thế kỉ XX được xem là

A. đã kích thích sự phát triển của phòng trào đấu tranh chống phong kiến cho đến khi CTTG thứ nhất kết thúc.

B. đã đẩy lùi sự phát triển của phong trào đấu tranh cho đến khi CTTTG thứ 2 bùng nổ.

C. đã đẩy lùi sự phát triển của phong trào đấu tranh cho đến khi CTTG thứ nhất kết thúc.

D. đã kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ cho đến khi CTTG thứ 2 bùng nổ.

Câu 7. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia bùng lên mạnh mẽ?

A. Để phản đối chính sách bắt lính của thực dân Pháp.

B. Do chính sách thống trị tàn bạo và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp.

C. Để phản đối chính sách chia để tri của thực dân Pháp.

D. Để phản đối chính sách thuế và độc quyền của Pháp.

Câu 8. Cuộc đấu tranh nào dưới đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong thời gian 1918 – 1939?

A. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam.

B. Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –năng.

C. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa.

D. Khởi nghĩa Châu Pa-chay.

Câu 9. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi là do

A. Phong trào còn mang tính tự phát.

B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.

C. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.

D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào.

Câu 10. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Xu hướng cải cách.

B. Xu hướng vô sản.

C. Chỉ có xu hướng tư sản.

D. Tồn tại song song xu hướng vô sản và tư sản. 

Lời giải chi tiết

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 A

 A

 C

 A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 87.

Cách giải: 

Mục tiêu của Mặt trận Dân chủ Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh.

Chọn đáp án: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 87.

Cách giải: 

Năm 1930, những cơ sở bí mật đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương được xây dựng ở Lào và Campuchia. Tuy nhiên, thực dân Pháp sau khi đàn áp được phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam đã tập trung lực lượng, đàn áp dã man những người cộng sản, phá vỡ các cơ sở cách mạng của hai nước này.

Chọn đáp án: D

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 87, chữ in nhỏ

Cách giải: 

Cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công –pông Chơ –năng, từ đấu tranh chống thuế, bắt phu, phong trào chuyển sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp. Chính quyền thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, hơn 400 người bị tra tấn đến chết.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 83.

Cách giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước Đông Nam Á.

Chọn đáp án: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 84.

Cách giải: 

Giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á đề ra mục tiêu đấu tranh là đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

Chọn đáp án: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 87, suy luận.

Cách giải:

Cuộc vận động dân chủ trong giai đoạn 1936 - 1939 ở Lào và Cam-pu-chia đầu thế kỉ XX đã kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ ở Lào và Cam-pu-chia cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Chọn đáp án: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 87, suy luận.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương, vốn được coi là quan trọng và giàu có nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Chính sách khai thác tàn bạo và chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương.

Chọn đáp án: B

Câu 8.

Phương pháp: Sgk trang 87, loại trừ.

Cách giải:

Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Lào và Cam-pu-chia bao gồm:

- Lào: Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam, Khởi nghĩa Châu Pa-chay ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.

- Campuchia: Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –năng.

Chọn đáp án: C

Câu 9.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Nhận xét về phong trào đấy tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Phong trào phát triển mạnh mẽ, kéo dài.

+ Mang tính tự phát.

+ Có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương.

+ Chưa giành được thắng lợi.

=> Như vậy, phong trào mang tính tự phát là nguyên nhân đưa đến sự thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Sự tồn tại song song của hai khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á thể hiện:

- Khuynh hướng dân chủ tư sản với sự ra đời của các chính đảng tư sản và có ảnh hưởng rộng rãi: Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Thakin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai,...

- Khuynh hướng vô sản với sụ ra đời của các đảng cộng sản: đầu tiên là Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920), đảng cộng sản ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin (1930). Dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ.

Chọn đáp án: D

 

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved