Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2
Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Câu 1. Ta đã chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946) được kí kết?
A. “Hòa để tiến”.
B. Hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc.
C. Cầm súng đánh Pháp.
D. Đánh Pháp và Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 2. Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã phải kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ vào thời gian nào?
A. Ngày 2/9/1945
B. Ngày 6/9/1945
C. Ngày 23/9/1945
D. Ngày 5/10/1945
Câu 3. Nội dung nào sau đây được đề cập đến trong Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946?
A. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự trị.
B. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia độc lập.
C. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia thống nhất.
D. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
Câu 4. Từ ngày 6-3-1946 Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương “hoà để tiến“ với thế lực ngoại xâm nào
A. Quân Trung Hoa Dân quốc.
B. Quân Pháp.
C. Quân Nhật.
D. Quân Anh.
Câu 5. Để bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 6-1-1946, chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tổ chức
A. cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
B. thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
C. Ccuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
D. thành lập Ủy ban hành chính các cấp.
Câu 6. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Trung Hoa Dân quốc.
B. Thực dân Pháp.
C. Thực dân Anh.
D. Phát xít Nhật.
Câu 7. Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là
A. nhân dân ta đã giành quyền làm chủ.
B. phong trào cách mạng thế giới phát triển.
C. đất nước được độc lập tự do.
D. nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
Câu 8. Trong các biện pháp giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945), biện pháp nào là quan trọng nhất?
A. Lập hũ gạo tiết kiệm
B. Tổ chức ngày đồng tâm
C. Tăng cường sản xuất
D. Chia lại ruộng đất cho nông dân
Câu 9. Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chủ trương từ hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
A. Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946).
B. Hiệp ước Hoa-Pháp (28-2-1946).
C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6-3-1946).
D. Quốc hội khóa I (2-3-1946) nhường cho Tưởng một số ghế trong quốc hội.
Câu 10. Nguyên nhân đầu năm 1946, thực dân Pháp kí với Trung Hoa Dân quốc bản Hiệp ước Hoa – Pháp là chúng muốn
A. Tiêu diệt quân Trung Hoa Dân quốc
B. Nhượng bộ với Trung Hoa Dân quốc
C. Thỏa hiệp với Trung Hoa Dân quốc để được thế chân ở miền Bắc Việt Nam
D. Bắt tay với Trung Hoa Dân quốc để lật đổ chế độ chính quyền cách mạng nước Việt Nam
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | C | D | B | C | B | A | C | B | C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 128.
Cách giải:
Sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, ngày 3-3-1946, Ban Thường vu Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “hòa để tiến”.
Chọn đáp án: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 125.
Cách giải:
Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Chọn đáp án: C
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 128.
Cách giải:
Trong Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) có quy định: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
Chọn đáp án: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 128.
Cách giải:
Từ ngày 6-3-1946 Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương “hoà để tiến“ với thực dân Pháp.
Chọn đáp án: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 122.
Cách giải:
Để bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 6-1-1946, chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội, nhân dân bầu những đại biểu chân chính của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
Chọn đáp án: C
Câu 6.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương Đảng (25-11-1945) đã chỉ rõ: thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Xác đinh thực dân Pháp là kẻ thù chính, bởi vì chúng đã và đang trắng trợn vũ trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện trong Tuyên ngôn của chính phủ Đờ Gôn ngày 24-3-1945. Nhận rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng "sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng".
Chọn đáp án: B
Câu 7.
Phương pháp: sgk 12 trang 122, suy luận.
Cách giải:
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn những nước ta cùng đã có nhiều thuận lợi cơ bản đó là nhân dân đã giành được quyền làm chủ, bước đầu được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng đưa lại nên phấn khởi, gắn bó với chế độ.
Chọn đáp án: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 124, suy luận.
Cách giải:
Trong các biện pháp giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945), biện pháp tăng gia sản xuất là biện pháp quan trọng nhất, giải quyết nạn đói về căn bản và mang tính chất lâu dài.
Chọn đáp án: C
Cau 9.
Phương pháp: sgk trang 128, suy luận.
Cách giải:
Sau khi Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946) đã đặt nước ta đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp hoặc hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù. Chính vì thế, Đảng ta đã chon biện pháp hòa Pháp để đuổi Tưởng về nước bằng cách kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946).
Chọn đáp án: B
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 128, suy luận.
Cách giải:
Đầu năm 1946, Pháp kí với Trung Hoa Dân quốc bản Hiệp ước Hoa – Pháp với mục đích thỏa hiêp ước Trung Hoa Dân quốc để được thế chân ở miền Bắc Việt Nam, âm mưu xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
Chọn đáp án: C