Đề bài
Câu 1. Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giữ vai trò như thế nào trên trường quốc tế?
A. Trung tâm công nghiệp của thế giới.
B. Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
C. Trung tâm nông nghiệp của thế giới.
D. Trung tâm kinh tế của thế giới.
Câu 2. Sự kiện nào diễn ra ngày 11/09/2001 khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI?
A. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố
B. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới
C. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
Câu 3. Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là
A. Kinh tế Mĩ tiếp, tục suy giảm so với thập niên 70.
B. Kinh tế Mĩ đã được Phục hồi và phát triển với tốc độ cao hơn bao giờ hết.
C. Dù vẫn có những đợt suy thoái ngắn nhưng nền kinh tế Mĩ vẫn chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu.
D. Kinh tế Mĩ đã phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút nhiều.
Câu 4. Chiêu bài mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác được đề ra trong chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng" là gì ?
A. Tự do tín ngưỡng.
B. Ủng hộ độc lập dân tộc.
C. Thúc đẩy dân chủ.
D. Chống chủ nghĩa khủng bố.
Câu 5. Ngày 11/9/2001 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mĩ?
A. Tổng thống Bush (cha) bị ám sát.
B. Ngày mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ lớn nhất trong lịch sử.
C. Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống là chắn tên lửa NMD bảo. vệ nước Mĩ trước các cuộc tấn công từ xa.
D. Toà tháp đôi ở Mĩ bị sụp đổ do bị các phần tử khủng bố tổ chức tấn công bằng máy bay.
Câu 6. Mĩ đã thực hiện biện pháp cơ bản nào để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại?
A. hợp tác nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới.
B. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí cho mọi đối tượng học sinh.
C. đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học.
D. có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các nhà khoa học
Câu 7. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi và thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật,
B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao, quân sự hoá nền kinh tế
C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
D. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động.
Câu 8. Nội dung nào không nằm trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ là
A. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao
B. tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế của Mĩ
C. sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ của nước khác
D. tăng cường phát triển khoa học, kĩ thuật, quân sự bảo đảm tính hiện đại về vũ trang
Câu 9. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II?
A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước.
B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
D. Mĩ đã có sự điều chính về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.
Câu 10. Thành tựu nào của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 - 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp?
A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.
C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Italia.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | D | C | D | C | D | D | C | D |
Câu 1.
Phương pháp: Sgk trang 42.
Cách giải:
Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Chọn đáp án: B
Câu 2.
Phương pháp: Sgk trang 46.
Cách giải:
Vu khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.
Chọn đáp án: A
Câu 3.
Phương pháp: Sgk trang 45.
Cách giải:
Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính, nhưng tỉ trọng của nền kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trước.
Chọn đáp án: D
Câu 4.
Phương pháp: Sgk trang 45.
Cách giải:
Trong thập kỉ 90, Mĩ theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”, trong đó có một mục tiêu là sử dụng chiêu bài (khẩu hiệu) “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Chọn đáp án: C
Câu 5.
Phương pháp: Sgk trang 46.
Cách giải:
Vụ khủng bố ngày 11-9-2001: tòa tháp đôi ở Mĩ bị sụp đổ do bị các phần tử khủng nố tổ chức tấn công bằng máy bay. Chủ nghĩa khủng bố là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.
Chọn đáp án: D
Câu 6.
Phương pháp: Sgk trang 43, suy luận.
Cách giải:
Mĩ là quốc gia đầu tư cho sự phát triển của giáo dục và khoa học – kĩ thuật. Chính vì lẽ đó mà Mĩ là nước đi đầu trong cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 2, đi đầu trong các lĩnh vực chế tại công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới chinh phục vũ trụ. Trong giai đoạn 1991 – 2000, Mĩ chiếm tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh của thế giới.
=> Một trong những biện pháp cơ bản Mĩ đã thực hiện đêt có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là: đầu tư lớn cho giáo dục.
Chọn đáp án: C
Câu 7.
Phương pháp: Sgk trang 12, suy luận.
Cách giải:
- Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm tăng lên, hạ giá thành sản phẩm.
- Điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, nền kinh tế phát triển cân đối, tận dụng được nguồn lực của đất nước.
- Cải tiến kĩ thuật sẽ làm cho năng suất lao động được nâng cao, hạn chế sản xuất bằng tay chân.
=> Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là dựa vào những thành tựu khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động.
Chọn đáp án: D
Câu 8.
Phương pháp: Sgk trang 45, loại trừ.
Cách giải:
Trong thập kỉ 90, chính quyền B. Clinton theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”: Đó là:
- Đảm bảo an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
- Tăng cường khôi phục tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
- Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Chọn đáp án: D
Câu 9.
Phương pháp: Sgk trang 42, loại trừ.
Cách giải:
Nguyên nhân đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.
- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…
- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.
- Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
Đáp án C: Chính sách của tổng thống Ru dơ ven đến thời kì không còn phát huy tác dụng nữa.
Chọn đáp án: C
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 42, suy luận.
Cách giải:
Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể là năm 1949, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Italia công lại. Thành tựu này chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
Chọn đáp án: D
Bài 2. Thực hiện pháp luật
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 – Hóa học 12
Lý thuyết Ngữ Văn
Chương 2: Cacbohiđrat
Unit 11: Book - Sách