Đề bài
Câu 1: Chọn phát biểu đúng.
A. Từ thông là một đại lượng luôn luôn dương.
B. Từ thông qua một mạch kín luôn bằng không.
C. Từ thông là một đại lượng có hướng.
D. Từ thông qua mạch kín tỉ lệ với tiết diện của mạch.
Câu 2: Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều B = 5.10-2 T. Mặt phẳng khung dây hợp với \(\overrightarrow B \) một góc \(\alpha \, = \,{30^0}.\) Khung dây giới hạn bởi điện tích 12 cm2. Từ thông qua điện tích S là:
A. \(\phi \, = \,0,{3.10^{ - 5}}\,{\rm{W}}b.\)
B. \(\phi \, = \,{3.10^{ - 5}}\,{\rm{W}}b.\)
C. \(\phi \, = \,0,3\sqrt 3 {.10^{ - 5}}\,{\rm{W}}b.\)
D. \(\phi \, = \,3\sqrt 3 {.10^{ - 5}}\,{\rm{W}}b.\)
Câu 3: Một mạch điện kín phẳng xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch. Các đường sức từ ban đầu vuông góc với mặt phẳng chứa mạch. Trong một vòng quay suất điện động cảm ứng
A. đổi chiều một lần.
B. đổi chiều hai lần.
C. không đổi chiều.
D. luôn luôn dương.
Câu 4: Trong vòng dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng khi nào?
A. Khi nam châm chuyển động trong mặt phẳng chứa vòng dây.
B. Vòng dây bị bóp méo.
C. Từ thông qua vòng dây có sự biến đổi.
D. Nam châm chuyển dộng xuyên qua vòng dây.
Câu 5: Cho biết phát biểu sai định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
A. Nếu từ thông qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng cùng chiều từ trường ban đầu. Từ trường cảm ứng sẽ ngược chiều từ trường ban đầu nếu từ thông qua mạch kín giảm.
B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ trường ban đầu qua mạch kín.
C. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho nó có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Câu 6: Chọn công thức đúng của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong đoạn dây dẫn chuyển động cắt từ trường.
A. \(\left| {{e_c}} \right|\, = \,Bl\sin \,\alpha .\)
B. \(\left| {{e_c}} \right|\, = \,BS\cos \,\alpha .\)
C. \(\left| {{e_c}} \right|\, = \,lvB\sin \,\alpha .\)
D. \(\left| {{e_c}} \right|\, = \,\left| q \right|vB\sin \,\alpha .\)
Câu 7: Một cuộn dây có 1000 vòng, điện tích mỗi vòng S = 25 cm2 đặt trong từ trường đều. Trong thời gian ∆t = 0,5s, cảm ứng từ thay đổi từ 0 đến B = 10-2 T, cảm ứng từ song song với trục cuộn dây. Độ biến thiên từ thông là:
A. \(\Delta \phi \, = \,2,{5.10^{ - 3}}\,{\rm{W}}b.\)
B. \(\Delta \phi \, = \,{25.10^{ - 3}}\,{\rm{W}}b.\)
C. \(\Delta \phi \, = \,2,{5.10^{ - 4}}\,{\rm{W}}b.\)
D. \(\Delta \phi \, = \,0,25\,{\rm{W}}b.\)
Câu 8: Từ thông qua mạch kín biến thiên theo thời gian \(\phi \, = \,0,04(3\, - \,2t).\) Trong khoảng thời gian từ 1s đến 2s suất điện động trong khung có độ lớn là:
A. \(\left| {{e_c}} \right|\, = \,0,1\,V.\)
B. \(\left| {{e_c}} \right|\, = \,0,24\,V.\)
C. \(\left| {{e_c}} \right|\, = \,0,08\,V.\)
D. \(\left| {{e_c}} \right|\, = \,0,56\,V.\)
Câu 9: Khi đưa nam châm lại gần vòng dây thì hiện tượng nào không xảy ra ?
A. Từ thông qua vòng dây tăng.
B. Trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây theo chiều Abc.
D. Vòng dây sẽ chuyển động sang bên trái, cùng chiều dịch chuyển của nam châm.
Câu 10: Khi đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường và có một suất điện động cảm ứng thì nó là một nguồn điện. Lực lạ trong nguồn này là:
A. lực Lo-ren-xơ.
B. lực Am-pe.
C. ngoại lực làm đoạn dây chuyển động.
D. hợp của lực Am-pe và ngoại lực.
Lời giải chi tiết
1. D | 2. D | 3. B | 4. A | 5. A |
6. C | 7. B | 8. C | 9. C | 10. A |
Câu 1: D.
Câu 2: B.
Từ trường đều B = 5.10-2 T. Mặt phẳng khung dây hợp với \(\overrightarrow B \) một góc \(\alpha \, = \,{30^0}.\) Khung dây giới hạn bởi diện tích 12 cm2. Từ thông qua diện tích S là:
\(\phi = BS\cos \alpha = {5.10^{ - 2}}{.12.10^{ - 4}}.\dfrac{{1 }}{2} \)\(\,= 3 {.10^{ - 5}}{\rm{W}}b\)
Câu 3: B.
\(\phi = BS\cos \alpha ;\)
Khi α tăng từ 00 đến 1800 \( \Rightarrow cos\alpha \) giảm từ 1 đến -1 \( \Rightarrow \phi \) giảm, \(\Delta \phi \, < \,0\)
\( \Rightarrow {e_c}\, = \, - \dfrac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}} > 0\)
Khi α tăng từ 1800 đến 3600 \( \Rightarrow cos\alpha \) tăng từ -1 đến 1 \( \Rightarrow \phi \) tăng, \(\Delta \phi \, > \,0\)
\( \Rightarrow {e_c}\, = \, - \dfrac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}} < 0\)
Như vậy trong một vòng quay ec đổi dấu 2 lần.
Câu 4: A.
Do \(cos\alpha \, = \,0\, \Rightarrow \phi = 0.\)
Câu 5: A.
Câu 6: C.
Câu 7: B.
\(\Delta \phi = {\phi _1}\, - \,{\phi _2} = NS.cos\alpha ({B_2} - {B_1})\)\(\, = {1000.25.10^{ - 4}}{.10^{ - 2}} = {25.10^{ - 3}}{\rm{W}}b.\)
Câu 8: C.
Khi \(t = 1 \Rightarrow {\phi _1} = 0,04.(3 - 2) = 0,04\,{\rm{W}}b.\)
Khi \(t = 2 \Rightarrow {\phi _2} = 0,04.(3 - 2.2) \)\(\,= - 0,04\,{\rm{W}}b.\)
\(\left| {{e_c}} \right| = \left| {\dfrac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}}} \right| = \left| {\dfrac{{{\phi _2} - {\phi _1}}}{{\Delta t}}} \right| \)\(\,= \left| {\dfrac{{ - 0,04 - 0,04}}{1}} \right| = 0,08\,V\)
Câu 9: C.
Khi nam châm tiến lại gần vòng dây, theo định luật Len-xơ, mặt vòng dây gần nam châm trở thành mặt N. Nhìn vào mặt N thì chiều dòng điện cảm ứng ngược chiều kim đồng hồ, tức là Acb.
Câu 10: A.
Unit 4: The Body
Unit 9: Social issues
CHƯƠNG IX: ANĐEHIT – XETON AXIT CACBONXYLIC
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
Unit 2: Express Yourself
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11