Đề bài
Câu 1: Theo định luật Lenxo, dòng điện cảm ứng
A. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân làm mạch điện chuyển động.
B. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc vuông góc với đường sức từ.
C. xuất hiện trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc song song với đường sức từ.
D. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
Câu 2: Suất điện động cảm ứng của một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến với vận tốc không đổi trong một từ trường đều không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A. vận tốc chuyển động của thanh.
B. bản chất kim loại làm thanh dẫn.
C. chiều dài của thanh.
D. cảm ứng từ của từ trường.
Câu 3: Đơn vị của hệ số tự cảm là:
A. Vôn(V).
B. Tesla(T).
C. Vêbe(Wb).
D. Henri(H).
Câu 4: Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 25 cm, được đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-3 T. Từ thông gửi qua khung dây là 10-4 WB. Chiều rộng của khung dây nói trên là:
A. 10 cm. B. 1 cm.
C. 1 m. D. 10 m.
Câu 5: Cuộn dây có độ tự cảm L, đang có dòng điện cường độ I thì năng lượng từ trường của cuộn dây được tính theo công thức
A. LI2 B. 2LI2
C. 0,5LI D. 0,5LI2
Câu 6: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều đặn từ 0 đến 10 A trong khoảng thời gian 0,1 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trên ống dây trong khoảng thời gian đó là
A. 40V. B. 10V.
C. 30V. D. 20V.
Câu 7: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó bằng
A. 480 WB. B. 0 WB.
C. 24 WB. D. 0,048 WB.
Câu 8: Một vòng dây phẳng có đường kính 10cm đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ \(B = \frac{1}{\pi }\). Từ thông gửi qua vòng dây khi vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) hợp với mặt phẳng vòng dây một góc \(\alpha = {30^0}\) là
A. 50 WB. B. 0,005 WB.
C. 12,5 WB. D. 1,25.10-3 WB.
Câu 9: Công thức nào sau đây được dùng để tính độ tự cảm của một ống dây rỗng gồm N vòng, diện tích S, có chiều dài l?
A. \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}l}}{S}\)
B. \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}S}}{l}\)
C. \(L = {10^{ - 7}}.\frac{{N{\rm{S}}}}{l}\)
D. \(L = {10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}{\rm{S}}}}{l}\)
Câu 10: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng:
A. Xuất hiện dòng điện khi nối mạch với nguồn.
B. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.
C. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.
D. Cảm ứng từ xảy ra do cường độ dòng điện trong mạch đó biến thiên
Lời giải chi tiết
1. D | 2. B | 3. D | 4. A | 5. D |
6. B | 7. D | 8. D | 9. B | 10. D |
Câu 1:
Theo định luật Lenxo dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
Chọn D
Câu 2:
Suất điện động của thanh kim loại chuyển động tịnh tiến trong từ trường không phụ thuộc vào bản chất của thanh kim loại đó.
Chọn B
Câu 3:
Đơn vị của hệ số tự cảm là Henry H.
Chọn D
Câu 4:
Từ thông qua khung dây được xác định bằng biểu thức:
\(\Phi = Bs = B.a.b \Rightarrow b = \frac{\Phi }{{B.a}} = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{0,{{25.4.10}^{ - 3}}}} = 0,1m\)
Chọn A
Câu 5:
Năng lượng từ trường của cuộn dây là \(E = 0,5L{I^2}\)
Chọn D
Câu 6:
Suất điện động xuất hiện trong ống dây là:
\({e_{tc}} = L\left| {\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right| = 0,1\left| {\frac{{10 - 0}}{{0,1}}} \right| = 10V\)
Chọn B
Câu 7:
Từ thông qua khung dây \(\Phi = BS = 1,2.0,2.0,2 = 0,048Wb\)
Chọn D
Câu 8:
Từ thông qua vòng dây là: \(\Phi = B{\rm{S}}\cos \alpha = \frac{1}{\pi }\pi .0,{05^2}.\cos {60^0} = 1,{25.10^{ - 3}}{\rm{W}}b\)
Chọn D
Câu 9:
Độ tự cảm của ống dây được xác định bằng biểu thức:
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}S}}{l}\)
Chọn B
Câu 10:
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do chính dòng điện trong mạch biến thiên gây ra.
Chọn D
Chuyên đề 1. Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam
Bài 8: Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của Liên bang Nga - Tập bản đồ Địa lí 11
Chương IV. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG
Bài 3. Phòng chống tệ nạn xã hội ở VN trong thời kì hội nhập quốc tế
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11