Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Câu 1. Ngày 7-5-1953 Tướng Nava vạch ra kế hoạch quân sự mới với hi vọng
A. trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
B. giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
C. tập trung quân đông ở Đồng bằng Bắc Bộ.
D. lấy lại quyền chủ động đã mất.
Câu 2. Nội dung nào sau đây thuộc bước một của kế hoạch Nava?
A. Chuyển toàn bộ lực lượng ra chiến trường miền Bắc.
B. Thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định.
C. Kết thúc chiến tranh trong danh dự trong 18 tháng.
D. Giữ thế phòng ngự ở chiến trường Bắc Bộ.
Câu 3. Kế hoạch Nava được đề ra khi thực dân Pháp ở trong tình thế như thế nào?
A. Nắm được quyền chủ động trên chiến trường.
B. Giữ thế cầm cự trên chiến trường.
C. Lâm vào thế bị động, phòng ngự.
D. Liên tục phản công nhưng đều thất bại.
Câu 4. Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (1954), ranh giới phân chia khu vực tập kết của quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam là gì?
A. Vĩ tuyến 13.
B. Vĩ tuyến 14.
C. Vĩ tuyến 16.
D. Vĩ tuyến 17.
Câu 5. Vì sao Hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi của nhân dân ta nhưng chưa trọn vẹn?
A. Ngay sau khi kí Hiệp định. Mĩ đã câu kết với Pháp phá hoại hiệp định.
B. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành.
C. Thực dân Pháp không phối hợp với nhân dân ta thực hiện cuộc tổng tuyển cử tự do.
D. Mĩ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta nhưng sau đó lại xâm lược nước ta.
Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- xuân 1953-1954 là gì?
A. Làm phân tán khối cơ động chiến lược của Nava.
B. Củng cố tinh thần để quân dân Việt Nam mở cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ.
C. Chuẩn bị về vật chất cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
D. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.
Câu 7. Tại sao nói chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) có ý nghĩa quyết định đến việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?
A. Đập tan nỗ lực cao nhất của Pháp- Mĩ, dẫn tới việc kí kết hiệp định Giơnevơ.
B. thúc đẩy phong trào đấu tranh ở các thuộc địa của Pháp phát triển mạnh.
C. đã đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
D. đã giải phóng được một vùng rộng lớn ở phía Bắc.
Câu 8. Đâu không phải mục tiêu của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khi quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ?
A. Tiêu diệt lực lượng địch ở Điên Biên Phủ.
B. Tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
C. Giải phóng Tây Bắc.
D. Giải phóng toàn bộ phía Bắc.
Câu 9. Nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là gì?
A. Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
C. Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh.
D. Có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
Câu 10. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới.
B. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới.
C. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.
D. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | D | C | D | B | D | A | D | A | D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 119.
Cách giải:
Ngày 7-5-1953, Tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch quân sự nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 119.
Cách giải:
Nội dung bước một của kế hoạch Nava là: trong thu - đông năm 1953 và xuân năm 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để “bình định” miền Trung và Nam Đông Dương.
Chọn: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 119, suy luận.
Cách giải:
Trải qua 8 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt hai ngày càng nặng nề. Quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động. Trước sự sa lầy và thất bại đó, Pháp buộc phải đề ra một kế hoạch quân sự mới. Ngày 7-5-1953, với sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đã đề ra và thực hiện kế hoạch Nava.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 126.
Cách giải:
Theo quy định của hiệp định Giơnevơ, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng một khu phi quân sự ở 2 bên giới tuyến.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 126, suy luận.
Cách giải:
Hiêp định Giơnevơ (1954) đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp song chưa trọn vẹn vì cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành. Miền Nam vẫn phải tiếp tục chống lại Mĩ và tay sai, đây cũng là nhiệm vụ chung của cả nước để giải phóng miền Nam, thống đất nước nước.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 121, suy luận.
Cách giải:
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953-1954 là làm đảo lộn kế hoạch Nava (muốn tập trung nhưng phải phân tán, muốn tiến công nhưng lại bị tiến công), khiến nó bước đầu bị phá sản.
Chọn: D
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 125, suy luận.
Cách giải:
Kế hoạch Nava là cố gắng cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức với hy vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Tuy nhiên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 123, loại trừ.
Cách giải:
Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu dịch lực lượng địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
Chọn: D
Câu 9.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì đây chính là ngọn cờ tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để đánh bại kẻ thù xâm lược.
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đánh dấu “chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”, mở đầu quá trình sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Chọn: D
Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Đề thi vào 10 môn Văn Yên Bái
Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Bình
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải