Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia được Hiệp định Giơnevơ công nhận là
A. độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ.
B. độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 2. Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là gì?
A. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu.
B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất.
C. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trọng mà địch tương đối yếu.
D. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch.
Câu 3. Phương châm tác chiến của ta trong Đông - xuân 1953 -1954 là gì?
A. “Đánh chắc, thắng chắc”.
B. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
Câu 4. Khối cơ động chiến lược của quân Pháp đã bị phân tán ra những vị trí nào do tác động từ các cuộc tiến công chiến lược của ta trong Đông – xuân 1953 – 1954?
A. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông-pha-băng.
B. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông-pha-băng.
C. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông- pha-băng.
D. Điện Biên Phù, Thà khẹt, Plâyku, Luông-pha-băng.
Câu 5. Khi Pháp thực hiện kế hoạch Nava, Mĩ viện trợ lên đến 73% chi phí chíến tranh ở Đông Dương nhằm mục đích?
A. Biến Đông Dương thành “sân sau”.
B. Độc chiếm Đông Dương.
C. Kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh.
D. Thể hiện sức mạnh quân sự.
Câu 6. Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945-1954
A. Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
B. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, tạo điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần một thế kỷ của Pháp.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | C | B | A | C | A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 126.
Cách giải:
Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 120.
Cách giải:
Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là “tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.
Chọn: C
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 120.
Cách giải:
Phương châm chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 -1954 là “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 120-121.
Cách giải:
Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953-1954 khiến cho khối cơ động chiến lược của Nava bị phân tán ra 5vị trí: đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông-pha-băng.
Chọn: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 119, suy luận.
Cách giải:
Trước tình thế ngày càng sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh. Một trong những biện pháp của nước này là tăng cường viện trợ Pháp lên đến 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương, ra sức tăng cường ngụy quân, đưa lực lượng này lên đến 334000 quân vào đầu năm 1954.
Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 126-127, suy luận.
Cách giải:
Cuôc kháng chiến chống Pháp xâm lược được hoàn thành nhưng chỉ miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm. Chính vì thế, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước vẫn chưa được hoàn thành.
Chọn: A
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk trang 125.
Cách giải:
* Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ:
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
Đề thi vào 10 môn Toán Đồng Nai
Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
Đề thi vào 10 môn Anh Bắc Ninh
Đề thi vào 10 môn Anh Đồng Nai
CHƯƠNG 2. KIM LOẠI