Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Khoanh tròn một chữ cái trưóc câu trả lời đúng:
Câu 1. Sau hai năm (1973 - 1974), về cơ bản miền Bắc đã:
A. Khôi phục xong các cơ sở kinh tế.
B. Hàn gắn vết thương chiến tranh.
C. Việc tháo gỡ thủy lôi, bom mìn trên sông.
D. Tất cả ý trên.
Câu 2. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta vào:
A. Ngày 25 - 3 - 1973.
B. Ngày 26 - 3 - 1973.
C. Ngày 28 - 3 - 1973.
D. Ngày 29 - 3 - 1973.
Câu 3. Chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pa-ri. Chúng huy dộng toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch:
A. “Tràn ngập lãnh thổ”.
B. “Bình định - lấn chiếm’' vùng giải phóng.
C. “Bình định có trọng điểm” .
D. “Dồn dân, lập ấp chiến lược”.
Câu 4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7 - 1973), đã nhận định kẻ thù của nhân dân ta là:
A. Ngụy quyền Sài Gòn.
B. Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
C. Đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
D. Mĩ, quân đồng minh và chính quyền Sài Gòn.
Câu 5. Hội nghị lần thứ 21 của ban chấp hành trung ương Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là:
A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
B. Tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.
C. Đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
D. Cả ba ý trên.
Câu 6. Ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - xuân vào cuối 1974 đầu 1975 mà trọng tâm là:
A. Đồng bằng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
C. Trung Bộ và khu V.
D. Mặt trận Trị - Thiên.
Câu 7. Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông - xuân vào 1974 – 1975 là:
A. Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào.
B. Đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ - Ngụy.
C. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
D. Chiến dịch Tây Nguyên.
Câu 8. Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973 đến 1/1975 quân dân ta ở miền Nam đã giành được nhiều thắng lợi. Thắng lợi nào sau đây chưa chính xác?
A. Đánh trả địch trong các cuộc hành quân "bình định - lấn chiếm”.
B. Bảo vệ mở rộng vùng giải phóng.
C. Giải phóng đường 14, thị xã và tỉnh Phước Long.
D. Giải phóng Buôn Ma Thuột.
Câu 9. Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ chính trị trung ương Đảng đề trong 2 năm, đó là 2 năm:
A. 1972 - 1973. B. 1973 - 1974.
C. 1974 - 1975. D. 1975 - 1976.
Câu 10. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng. Hãy chỉ ra tính nhân văn trong kế hoạch đó:
A. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn.
B. Năm 1976, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
C. Nếu thời cơ đến lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
D. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1. D | 2. D | 3. A | 4. C | 5. D |
6. B | 7. C | 8. D | 9. D | 10. D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 155.
Cách giải:
Sau hai năm (1973 - 1974), về cơ bản miền Bắc đã hoàn thành việc tháo gỡ thủy lôi, bom mìn trên sông; khôi phục xong các cơ sở kinh tế; hàn gắn vết thương chiến tranh.
Chọn D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 156.
Cách giải:
Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta vào ngày 29 - 3 - 1973.
Chọn D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 156.
Cách giải:
Chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pa-ri. Chúng huy dộng toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.
Chọn A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 156.
Cách giải:
Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7 - 1973), đã nhận định kẻ thù của nhân dân ta là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
Chọn C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 156, suy luận.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ 21 của ban chấp hành trung ương Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là: tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
Chọn D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 157.
Cách giải:
Ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - xuân vào cuối 1974 đầu 1975 mà trọng tâm là: đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Chọn B
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 157, suy luận.
Cách giải:
Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông - xuân vào 1974 - 1975 là chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
Chọn C
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 143, loại trừ.
Cách giải:
Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973 đến 1/1975 quân dân ta ở miền Nam đã giành được nhiều thắng lợi. Đó là thắng lợi: đánh trả địch trong các cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm”; bảo vệ mở rộng vùng giải phóng; giải phóng đường 14, thị xã và tỉnh Phước Long.
Chọn D
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 157.
Cách giải:
Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ chính trị trung ương Đảng đề trong 2 năm, đó là 2 năm: 1975 - 1976.
Chọn D
Câu 10.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng. Tính nhân văn trong kế hoạch đó được biểu hiện ở chỗ tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
Chọn D
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Sinh 9
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định
Tải 10 đề thi giữa kì 1 Văn 9
Đề thi vào 10 môn Toán Tiền Giang
CHƯƠNG 1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ