Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Câu 1: Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì?
A. Tăng cường bóc lột nhân dân lao động Pháp.
B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.
C. Trút gánh nặng sang các nước thuộc địa.
D. Tăng cường bóc lột nhân dân lao động ở Pháp và các nước thuộc địa.
Câu 2: Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 là gì?
A. Khủng hoảng trầm trọng.
B. Phát triển mạnh mẽ.
C. Phát triển chậm.
D. Phát triển xen lẫn khủng hoảng.
Câu 3: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?
A. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân.
B. Thực dân Pháp tăng cường khủng bố các phong trào đấu tranh.
C. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm gay gắt.
D. Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm.
Câu 4: Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào?
A. Hà Nội.
B. Nam Định.
C. Nghệ - Tĩnh.
D. Sài Gòn.
Câu 5: Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức nào?
A. Chính quyền công- nông- binh.
B. Chính quyền dân chủ tư sản.
C. Chính quyền Xô viết.
D. Chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Câu 6: Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh trong thời gian tồn tại đã không thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp.
B. Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp.
C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân.
D. Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo.
Câu 7: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 bị dập tắt xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Đảng cần có thêm thời gian để điều chỉnh đường lối.
B. Phong trào quần chúng bị chia rẽ.
C. Mục tiêu đấu tranh đã đạt được.
D. Hoạt động khủng bố, đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp.
Câu 8: Mục tiêu đấu tranh của phong trào 1930 -1931 là
A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
B. chống đế quốc Pháp giành độc lập cho dân tộc.
C. chống đế quốc, chống phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
D. chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
Câu 9: Nội dung nào sau đây minh chứng cho luận điểm: Xô Viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
A. Các chính sách của chính quyền Xô Viết.
B. Tổ chức bộ máy chính quyền.
C. Quy mô của chính quyền Xô Viết.
D. Thời gian tồn tại của chính quyền Xô Việt Nghệ - Tĩnh.
Câu 10: Cuộc đấu tranh hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 của công nhân Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh.
B. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động.
C. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.
D. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | A | C | C | B | D | C | A | D |
Câu 1:
Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 để trả lời
Cách giải:
Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thực dân Pháp đã đẩy mạnh bóc lột nhân dân lao động trong nước, đồng thời thực hiện chính sách trút gánh nặng khủng hoảng sang các nước thuộc địa
Chọn: D
Câu 2:
Phương pháp: Dựa vào tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1929-1933 để trả lời
Cách giải:
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, từ năm 1930 nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng.
Chọn: A
Câu 3:
Phương pháp: Dựa vào tình hình xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1935 để trả lời
Cách giải:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân
- Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm phải bán với giá thấp.
- Công nhân bị thất nghiệp, đồng lương giảm sút.
- Tiểu tư sản đời sống bấp bênh.
- Tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
Chọn: A
Câu 4:
Phương pháp: Dựa vào diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931 để trả lời.
Cách giải:
Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Chọn: C
Câu 5:
Phương pháp: Dựa vào phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh để trả lời.
Cách giải:
Sự phát triển của phong trào đấu tranh đã làm hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chủ vận mệnh của mình, tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết.
Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 74, suy luận.
Cách giải:
Trong thời gian tồn tại, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thi hành nhiều chính sách để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, điều hành mọi mặt đời sống xã hội:
- Về chính trị: quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
- Về văn hóa- xã hội: chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc…bị xóa bỏ; thành lập các đội tự vệ vũ trang…
=> Loại trừ đáp án: B
Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 75, suy luận.
Cách giải:
Hoảng sợ trước phong trào quần chúng lên cao, thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố, đàn áp khốc liệt: cho quân đốt phá, triệt hạ làng mạc, sử dụng thủ đoạn chia rẽ mua chuộc, bắt giam, tử hình hàng vạn cán bộ đảng viên, chiến sĩ yêu nước => phong trào cách mạng 1930-1931 bị dập tắt trong máu lửa
Chọn: D
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 73-74, suy luận.
Cách giải:
Căn cứ vào những khẩu hiệu đấu tranh của nhân dân trong phong trào này như: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. ‘Đả đảo phong kiến”, “Ruộng đất về tay dân cày” có thể thấy mục tiêu đấu tranh của phong trào này là chống đế quốc và chống phong kiến để giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 74, suy luận.
Cách giải:
Những chính sách mà chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh thực hiện trong suốt thời gian tồn tại (bãi bỏ các thứ thuế vô lý, chia lại ruộng đất công cho nông dân, thực hiện rộng rãi các quyền tự do dân chủ, xây dựng nền văn hóa mới…) đã chứng tỏ rằng Xô Viết Nghệ- Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 74, suy luận.
Cách giải:
Tháng 5 trên phạm vi cả nước đã bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1-5. Các cuộc đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với công nhân thế giới. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào này.
Chọn: D
Bài 13
PHẦN HÌNH HỌC - TOÁN 9 TẬP 1
Tác giả - Tác phẩm học kì 1
Đề thi vào 10 môn Văn Sóc Trăng
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9