PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 - Đề số 7

Đề bài

Câu 1: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở những quốc gia nào?

A. Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản.

B. Đức, Italia, Nhật Bản.

C. Đức, Tây Ban Nha, Italia.

D. Đức, Áo- Hung.

Câu 2: Sự ra đời và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia đã tạo ra nguy cơ gì đối với nhân loại?

A. Chiến tranh cục bộ.

B. Chiến tranh hạt nhân.

C. Chiến tranh xâm lược.

D. Chiến tranh thế giới.

Câu 3: Đại hội VII của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là lực lượng nào?

A. Chủ nghĩa phát xít.

B. Chủ nghĩa đế quốc.

C. Chủ nghĩa thực dân.

D. Tư bản tài chính.

Câu 4: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương từ năm 1936 đến năm 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là gì?

A. Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.

B. Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.

C. Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.

D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh.

Câu 5. Đâu không phải là phong trào được tiến hành trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939?

A. Đông Dương đại hội.

B. Đón phái viên và toàn quyền mới.

C. Đấu tranh báo chí.

D. Cuộc tấn công vào khu Đấu Xảo (Hà Nội).

Câu 6. Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939?

A. Đấu tranh vũ trang.

B. Đấu tranh báo chí.

C. Đấu tranh nghị trường.

D. Mittinh, đưa dân nguyện.

Câu 7. Tại sao Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939?

A. Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.

B. Chính phủ Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa.

C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới.

D. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của phong trào Đông Dương đại hội?

A. Thành lập nhiều ủy ban hành động ở nhiều địa phương.

B. Đưa yêu sách đòi Pháp thả tự do cho tù chính trị.

C. Quần chúng tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết.

D. Công khai tờ báo Tiền phong, Dân chúng, Lao động, …

Câu 9. Tại sao phong trào đấu tranh công khai của nhân dân Việt Nam bị thu hẹp dần từ cuối năm 1938?

A. Bọn thực dân phản động Pháp cấm hoạt động cách mạng.

B. Nhân dân đã giành được nhiều quyền lợi về dân sinh, dân chủ.

C. Đảng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.

D. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp đẫm máu.

Câu 10: Hình thức mặt trận nào được thành lập trong giai đoạn 1936-1939 có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết nhân dân đấu tranh?

A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận nhân dân Đông Dương.

C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

A

D

D

A

B

D

A

C

Câu 1:  

Phương pháp: Dựa vào bối cảnh lịch sử thế giới những năm 30 của thế kỉ XX để trả lời.

Cách giải:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản

Chọn: B

Câu 2: 

Phương pháp: Dựa vào nguy cơ chủ nghĩa phát xít tạo ra cho nhân loại để trả lời.

Cách giải:

Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên cầm quyền ở một số nước như Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới (sau là Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945))

Chọn: D

Câu 3: 

Phương pháp: Dựa vào nội dung Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) để trả lời.

Cách giải:

Tại Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình, dân chủ.

Chọn: A

Câu 4: 

Phương pháp: Dựa vào đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1936-1939 để trả lời.

Cách giải:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 78, suy luận.

Cách giải:

Các phong trào diễn ra trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là

- Phong trào Đông Dương đại hội.

- Đón phái viên và toàn quyền mới.

- Các cuộc bãi công của công nhân, mít tinh, biểu tình của nhân dân lao động tiêu biểu là cuộc mít tinh ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) ngày 1-5-1938..

- Đấu tranh báo chí

=> Ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) không diễn ra cuộc tấn công mang tính vũ trang nào mà chỉ sử dụng hình thức mít tinh, hô vang khẩu hiệu đòi tự do thành lập hội ái hữu, nghiệp đoàn, đòi thi hành triệt để luật lao động, …

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 77, suy luận.

Cách giải:

Hội nghị tháng 7-1936 đã xác định hình thức và phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939 là: hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai -> Không sử dụng đấu tranh vũ trang.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 76 -77, suy luận.

Cách giải:

Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp thắng cử nghị viện, lên nắm quyền và thi hành một số chính sách nới lỏng ở thuộc địa như: trả lại tự do cho tù chính trị, thành lập ủy ban điều tra tình hình các thuộc địa, và thi hành một số cải cách xã hội… Đây chính là điều kiện để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939.

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 78-79, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, C: đều là đặc điểm của phong trào Đông Dương đại hội.

- Đáp án D: là đặc điểm của phong trào đấu tranh trong lĩnh vực báo chí.

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 79, suy luận.

Cách giải:

Từ cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp do Đảng xã hội Pháp đứng đầu ngày càng thiên về hữu. Theo đà đó, bọn thực dân phản động Pháp đã ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận Dân chủ Đông Dương, cấm những hoạt động cách mạng và khủng bố những chiến sĩ tham gia phong trào.

=> Phong trào đấu tranh công khai của nhân dân Việt Nam thu hẹp dần.

Chọn: A

Câu 10:

Phương pháp: Dựa vào hình thức mặt trận được Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập trong giai đoạn 1936-1939 để trả lời.

Cách giải:

Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Đến tháng 3-1938, mặt trận này đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương để tập hợp mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế thế giới.

Chọn: C

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved